Lưu trữ Sức khỏe - Lối sống - My cozy tree house https://mycozytreehouse.com/category/suc-khoe-loi-song/ Chốn ấm êm nơi mình cùng trò chuyện. Mon, 24 Apr 2023 01:52:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.2.6 https://mycozytreehouse.com/wp-content/uploads/2021/11/cropped-87156326_108979134029251_9152047860022247424_n-1-32x32.jpg Lưu trữ Sức khỏe - Lối sống - My cozy tree house https://mycozytreehouse.com/category/suc-khoe-loi-song/ 32 32 205672292 Ăn gì khi bị viêm họng? Hướng dẫn khoa học và kinh nghiệm cá nhân https://mycozytreehouse.com/an-gi-khi-bi-viem-hong-508/ https://mycozytreehouse.com/an-gi-khi-bi-viem-hong-508/#respond Sun, 23 Oct 2022 13:49:59 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=508 Mình và bé vừa trải qua một trận cảm. Gia đình mình có cơ địa dị ứng nên mình từng là một người rất thường xuyên bị viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt là trước đây, khi sống ở nơi ô nhiễm hàng top Việt Nam như Sài Gòn. Lựa chọn thực phẩm phù...

Bài viết Ăn gì khi bị viêm họng? Hướng dẫn khoa học và kinh nghiệm cá nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Mình và bé vừa trải qua một trận cảm. Gia đình mình có cơ địa dị ứng nên mình từng là một người rất thường xuyên bị viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt là trước đây, khi sống ở nơi ô nhiễm hàng top Việt Nam như Sài Gòn. Lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể làm giảm cơn đau họng, thậm chí đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bài viết sau sẽ chia sẻ hướng dẫn ăn uống khi viêm họng theo khoa học và kinh nghiệm cá nhân của mình hén.

Thực phẩm nên ăn khi viêm họng

Viêm họng thường đi kèm với cảm giác đau rát, bạn nên chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, tốt nhất là còn ấm nóng để làm dịu cổ họng. Một số món gợi ý như: cháo, các món nước (mì, bún, hủ tiếu, phở…), canh, bột ngũ cốc, trứng (mềm và bổ dưỡng), trái cây mềm như chuối…

Các món ăn có thể làm giảm đau, giảm viêm:

Gừng: mình thường nấu gừng cắt lát cùng một ít đường phên và chanh muối, uống nóng và nhai cả xác gừng và chanh. Món này khiến cổ họng dịu đi do gừng có hoạt tính chống viêm, làm giảm sưng. Chanh muối cũng tốt cho họng nên mình tiện cho vô luôn. Lí do bỏ thêm đường vì gừng khá nóng, mình được nghe nói là không nên uống chỉ riêng gừng, vì có thêm chút ngọt mặn sẽ dẫn gừng làm ấm tạng phủ tốt hơn. Tuy nhiên, đường có tính nê trệ, đang ra đờm bạn không nên cho quá nhiều. Như đã nói ở bài về kinh nguyệt, một số thầy thuốc Đông y mình biết chọn đường đen Vân Nam (họ đặt nấu riêng) nghe nói là vì ngọt thanh, tan nhanh, không nê trệ. Mình chưa dùng, bạn nào có điều kiện thì thử hén.

Súc nước muối pha loãng: bạn mua cũng được, hoặc tự làm: pha khoảng 1/2 muỗng cà phê muối ăn vào 250ml nước (ấm thì càng tốt). Dung dịch muối có thể giúp đưa vi khuẩn lên bề mặt nướu, răng, cổ họng và trôi ra ngoài khi bạn phun. Biện pháp đơn giản này có thể làm giảm triệu chứng viêm đường hô hấp trên. Bạn nào hay viêm mũi họng có thể thường xuyên áp dụng để phòng ngừa bệnh nhé.

Tía tô: tía tô tươi thì chưa rõ chứ phơi khô làm trà thơm ngon lắm, mà nấu lấy nước thì dùng được cả thân luôn. Bạn nào cắt nhỏ ăn tươi với cháo được thì ăn, còn không thì đun uống, thơm ơi là thơm. Theo GS Đỗ Tất Lợi, lá tía tô giúp giải cảm, chữa ho, trợ tiêu hóa, giảm đau, giải độc. Cành tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Mật ong và keo ong: từ thời cổ đại, mật ong đã được biết đến là có đặc tính kháng khuẩn cũng như làm lành vết thương (*). Mật ong có khả năng chống lại cả vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả vi khuẩn kháng kháng sinh (**). Tuy nhiên, nhiều loại mật ong khá là nóng. Mình có thử qua một số loại kể cả mật nuôi và tự nhiên thì mật bạc hà mát nhất. Dù vậy, khả năng kháng khuẩn của mỗi loại không giống nhau.

Nếu nói đến khả năng kháng khuẩn có lẽ Manuka nổi tiếng nhất. Đây là một loại mật có nguồn gốc từ New Zealand và Đông Nam Úc, ở New Zealand ong hút mật từ hoa của Leptospermum scoparium (một loại cây bụi thuộc họ Sim), mật ở Úc thì thu được từ hoa của nhiều loài thuộc chi Leptospermum. Mình ban đầu cũng không để ý lắm do mấy năm gần đây bệnh không nặng nhưng trận vừa rồi hơi đuối nên có tìm thử keo ong của Comvita, do được nghe một chị giới thiệu là chị dùng rất nhiều loại, riêng cái này hiệu quả nhất.

comvita-keo-ong

Lúc mình mua về thì bệnh cũng hết nhưng đợt lần sau thấy họng hơi khó chịu xịt thử có vẻ cũng ổn. Tuy vậy, đợi về lâu dài mình mới dám khẳng định, sẽ báo cáo kết quả trong tương lai hén. Loại này thì chắc ăn nhất có lẽ nên tự order hoặc mua chỗ uy tín, mình thấy web đang khuyến mãi combo 3 chai nên đã liên hệ shop đặt về, có điều phải đợi, còn bạn nào gấp mà không biết chỗ uy tín thì nhắn tin mình chỉ chỗ mua hén. Còn không nhà có sẵn mà không phải Manuka chăng nữa thì vẫn cứ thử thôi ạ, mình hay ngậm chung với chanh muối.

Chanh muối: mình dùng loại muối lâu năm bên thực dưỡng chứ không phải chanh muối giải khát, ngậm vỏ thích hơn vì có tinh dầu, ngắt miếng nhỏ (nó cực mặn nhé) ngậm đến khi hết mặn thì nuốt. Mình thấy giảm ho khá tốt, cứ viêm họng là mình ngậm.

chanh-muoi-lau-nam
Chanh muối của mình bị bẻ để cho vào hộp nhỏ nên vụn ra chứ vốn nó nguyên trái á.

Ai đi xe xa cũng có thể mang theo ngậm đỡ buồn nôn. Món này là vật bất li thân của mình dù đi đâu cũng mang theo một xíu, mua trên shopee cũng bán nhiều hoặc bạn tự làm. Tuy nhiên, vì quá mặn và chua nên có thể có bạn sẽ không hợp, nếu vậy bạn thử mua loại thường ít mặn hoặc pha loãng ra cho bớt mặn rồi ngậm xem sao, hoặc chọn cách khác phù hợp thôi ạ.

Súp gà: được phương Tây coi là một phương thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp trên. Theo nghiên cứu, món này có thể có khả năng chống viêm nhẹ, có điều mình chưa thử bao giờ.

Trà: một số loại trà ấm áp có thể giúp người bị đau họng cảm thấy dễ chịu hơn. Một nghiên cứu nhận thấy rằng súc miệng bằng dung dịch trà xanh giúp giảm đau họng sau khi phẫu thuật. Trà xanh có đặc tính chống viêm tự nhiên.

Uống nước ấm: êm dịu hơn cho cổ họng và cả thân thể bạn.

Nhai dầu: dầu gì cũng được. Sáng dậy, ngậm một muỗng cà phê nhai từ 10-20 phút (không nuốt) sau đó nhả ra và đánh răng. Đây là một thực hành của y học cổ truyền Ayurveda của Ấn, có thể giảm viêm, kháng khuẩn, tuy nhiên mới chỉ có những nghiên cứu nhỏ thôi. Chi tiết về cái này mình sẽ đi sâu hơn vào một bài sau, có lẽ phải gom lại trong một bài riêng về các cách phòng bệnh của Ayurveda.

Bạn nên tránh những thực phẩm và đồ uống nào?

Hạn chế những món có thể gây kích ứng cổ họng hoặc khó nuốt:

– Thực phẩm giòn, cứng: có nhiều cạnh sắc như bánh quy giòn, bánh mì nướng, các loại hạt hoặc rau sống, có thể khiến cơn đau họng khó chịu hơn.

– Trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng: nhiều người chọn uống nước cam khi bị cảm lạnh để cung cấp vitamin C. Tuy nhiên, nước ép cam quýt có thể khiến tình trạng đau họng khó chịu hơn do có tính axit. Chúng có thể gây kích ứng bề mặt cổ họng vốn mềm và nhạy cảm.

– Thực phẩm chua hoặc ngâm muối: món ăn có nhiều giấm hoặc muối, chẳng hạn như dưa chua, có thể làm cổ họng trở nên mẫn cảm hơn.

– Gia vị mạnh: một vài loại gia vị và thực phẩm cay có thể giúp giảm đau họng, nhưng một số khác như ớt có thể làm cho tình trạng viêm nặng hơn.

– Rượu bia: đồ uống và nước súc miệng (như Listerine) có chứa cồn có thể gây ra cảm giác khô, khó chịu ở cổ họng. Rượu cũng làm mất nước, hoàn toàn không có lợi cho người bị đau họng.

– Đồ “nóng”: đây là từ dân gian hén, mình thì khá nhạy với thực phẩm nóng nên là lúc khỏe cũng không dám ăn quá nhiều, tiêu biểu là đồ chiên, mít, xoài chín, sầu riêng… Sầu riêng không nóng bằng 2 trái kia, mít Thái thì không nóng bằng mít ta. Mít Thái không ngọt đậm và gắt bằng, cũng mọng nước hơn nên đỡ hơn. Mình cực hiếm khi ăn xoài chín và mít ta luôn. Nhớ hồi ở Phú Yên, gặp 1 giống mít địa phương rất nóng, thịt màu nhạt nhạt, mỏng nhưng ngọt cực gắt. Bạn gặp mấy loại này thì để ý chút.

Tất nhiên, bạn nên tránh hút thuốc, kể cả hít khói thuốc thụ động khi bị viêm họng ( tốt nhất lúc bình thường cũng nên tránh chứ không cần đợi đến lúc viêm).

Ở một số người, sữa có thể làm đặc hoặc tăng sản xuất chất nhầy. Điều này có thể khiến bạn phải hắng giọng thường xuyên hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng, nên là ai thấy mình có biểu hiện không ổn lắm khi dùng thì hạn chế vài ngày. Mình thử thay món khác xem sao 😀

Nếu sau khoảng 5 ngày mà nhắm vẫn không ổn hoặc bất kỳ lúc nào bạn thấy quá mức khó chịu thì ghé bác sĩ hén.

Mình nhiều năm không uống thuốc tây nhưng đợt rồi vật quá cũng phải dùng 1 viên Panadol, dễ chịu hơn hẳn nên mới ngủ được. Ngủ được thì mới khỏe nổi, nên đôi khi cũng không nhất thiết phải né thuốc quá đâu. Ai hay viêm họng hạn chế thức khuya nhé.

Về chuyện nước cam, mình thì không hay dùng khi bệnh, cam hơi hàn nên lúc yếu người mình không có uống (bình thường thật ra cũng không quá thích), còn vụ tránh trái cây có acid thì do mấy trang thông tin sức khỏe khuyên. Nhiều người dùng cam chanh để có vitamin C. Tuy nhiên, cung cấp vitamin C khi đang bệnh là một vấn đề chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng. Mình thì có dùng chanh muối chứ không dùng chanh tươi, số lượng ít và mục đích cũng không phải là tìm vitamin C.

Bạn nào thấy bài ổn thì share cho bạn bè hoặc nhấn like, comment cho mình có động lực nha, tại không biết mọi người có thấy có ích không nữa. Chúc bạn luôn khỏe mạnh nè, nếu sau có đau họng thì quay lại kiếm bài này đọc hén.

Bài viết Ăn gì khi bị viêm họng? Hướng dẫn khoa học và kinh nghiệm cá nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/an-gi-khi-bi-viem-hong-508/feed/ 0 508
Vì sao bé trớ sữa? Khi nào là bình thường, khi nào cần đến bác sĩ? https://mycozytreehouse.com/be-bi-tro-sua-399/ https://mycozytreehouse.com/be-bi-tro-sua-399/#respond Sat, 30 Jul 2022 06:35:48 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=399 Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, nhất là với những bạn lần đầu làm ba mẹ rất dễ gặp nhiều hoang mang. Trớ sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Mình còn nhớ đã rất lo lắng khi con nôn trớ vào khoảng một tháng tuổi. Vậy nên, bài viết này...

Bài viết Vì sao bé trớ sữa? Khi nào là bình thường, khi nào cần đến bác sĩ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, nhất là với những bạn lần đầu làm ba mẹ rất dễ gặp nhiều hoang mang. Trớ sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Mình còn nhớ đã rất lo lắng khi con nôn trớ vào khoảng một tháng tuổi. Vậy nên, bài viết này là để cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng một ít trải nghiệm cá nhân được chia sẻ ở cuối bài.

Vì sao bé trớ sữa?

Có một vòng cơ giữa dạ dày và thực quản được gọi là cơ vòng thực quản dưới. Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, cơ này không phát triển như ở người lớn và trẻ lớn hơn, khiến bé dễ bị trào sữa ra khỏi dạ dày. Bản thân chất lỏng cũng dễ trào ra hơn thực phẩm dạng rắn.

Khi bú, bé có thể sẽ nuốt một ít không khí cùng với sữa. Khi lượng khí này thoát ra ngoài, chất lỏng cũng có thể trào lên theo. Đồng thời, dạ dày của bé vốn cũng rất nhỏ và thường mau chóng được lấp đầy, khi dạ dày đầy, sữa cũng sẽ dễ tràn ngoài.

Cha mẹ thường có cảm giác bé trớ ra nhiều hơn so với thực tế. Vì chất lỏng có thể lan ra, bạn hãy thử đổ một muỗng nước lên mặt bàn, nó sẽ trông như nhiều hơn so với thực tế.

Dịch nôn của bé bị vón lại có sao không?

Chế độ ăn của bé dưới 1 tuổi chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé trớ ra ngay sau khi bú, sữa sẽ trông vẫn bình thường, nhưng nếu sữa đã nằm 1 thời gian trong dạ dày và tiếp xúc với acid, sữa sẽ bị vón lại. Việc này không phải điều gì quá đáng ngại.

Sữa chảy ra từ mũi có bất thường không?

Mũi của trẻ cũng như người lớn được nối với sau họng, sữa hoàn toàn có thể trớ ra từ đường mũi, đây không phải hiện tượng quá kỳ lạ. Tình trạng này dễ xảy ra hơn khi bé ngậm miệng hoặc nghiêng đầu, khi quá trình nuốt gặp trở ngại như nấc, ho, hắt hơi.

Phương pháp để giảm thiểu tình trạng trớ sữa

Nếu bé bạn thường xuyên trớ sữa, bạn có thể thử một số cách sau để giảm bớt tình trạng này:

Khi cho bú nên để trẻ ở tư thế đầu ngực bụng thẳng hàng. Không nên cho bé ngồi cong lưng.

Cho bé bú trong môi trường yên tĩnh: giảm thiểu tiếng ồn và các yếu tố gây xao nhãng khác, không để trẻ quá đói trước khi cho bú. Nếu bé mất tập trung hoặc bú trong vội vã (vì đói), bé sẽ dễ nuốt nhiều không khí hơn.

Kiểm tra núm vú bình sữa: nếu trẻ uống sữa công thức hoặc sữa mẹ từ bình, bạn cần đảm bảo lỗ trên núm vú không quá nhỏ sẽ làm trẻ khó chịu và nuốt phải không khí. Nếu lỗ quá lớn, bé sẽ nôn và ọe vì chất lỏng sẽ chảy vào quá nhanh.

Thường xuyên cho bé ợ hơi: nếu trẻ tự tạm dừng một lúc trong khi bú, bạn có thể tận dụng cơ hội cho bé ợ hơi trước khi ăn thêm. Khi đó, nếu có không khí lọt vào, nó sẽ bay lên trước khi lượng sữa tiếp theo được đưa xuống. Nếu bé không ợ hơi ngay sau lúc đó, bạn cũng đừng lo lắng. Bạn có thể vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú xong.

Giảm áp suất xuống bụng: Ba mẹ cần đảm bảo quần áo và tã của trẻ không quá chật, cũng không nên để bụng của trẻ qua vai của bạn khi cho trẻ ợ hơi. Tránh đi ô tô ngay sau khi cho trẻ bú vì việc ngả lưng trên ghế ô tô cũng có thể gây áp lực lên dạ dày của bé.

Hạn chế hoạt động sau khi cho bú: đừng để trẻ dịch chuyển quá nhiều sau khi ăn, cố gắng giữ trẻ ở tư thế thẳng trong nửa giờ hoặc lâu hơn sau cữ bú.

Đừng cho bú quá nhiều: nếu bé trớ sữa hơi nhiều sau mỗi lần bú, có thể bé đã bú quá no. Bạn có thể thử cho trẻ bú lượng sữa công thức ít hơn một chút hoặc cho bé bú sữa mẹ trong thời gian ngắn hơn và xem bé có hài lòng không? (trẻ có thể bú ít lượng sữa ít hơn trong một cữ nhưng cần ăn thường xuyên hơn.)

Kiểm tra công thức của sữa. Bạn nên nhờ tư vấn từ bác sĩ nhi khoa xem bé có thể gặp phải trường hợp không dung nạp protein sữa hoặc protein đậu nành dẫn tới ọc sữa không? Nếu có, bác sĩ có thể đề nghị thử một loại sữa công thức thủy phân (không gây dị ứng) trong một hoặc hai tuần.

Nếu bạn đang cho bé bú, bạn có thể thử thay đổi chế độ ăn mới xem có cải thiện tình trạng nôn trớ không? Một số bà mẹ nhận thấy việc loại bỏ sữa khỏi thực đơn có thể làm giảm tình trạng trẻ bị ọc sữa.

Khi nào trẻ hết trớ sữa?

Hầu hết trẻ nhỏ ngừng trớ vào khoảng 6 đến 7 tháng tuổi hoặc sau khi bé biết ngồi. Khi hệ cơ phát triển và khỏe hơn, bé có thể giữ thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, một số bé vẫn tiếp tục trớ cho đến một tuổi.

Khi nào cần lưu tâm đến việc trớ sữa?

Hầu hết các trường hợp trớ sữa không có gì đáng lo miễn là bé vẫn vui vẻ và tăng cân. Trẻ nôn trớ nhiều đến mức không tăng đủ cân hoặc khó thở có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trớ sữa khác với nôn ói mạnh. Bạn cần mang bé khám bác sĩ nếu phát hiện một trong các dấu hiệu sau:

  • Có máu trong dịch nôn của bé.
  • Dịch nôn của bé có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
  • Dịch nôn của bé trông giống như bã cà phê.
  • Bé không chịu ăn.
  • Bé đột nhiên nôn trớ sau sáu tháng tuổi.
  • Có máu trong phân của bé.
  • Bé ngừng tăng cân.
  • Bé ho dai dẳng hoặc khó thở.
  • Bé có vẻ lờ đờ.
  • Số lượng tã ướt giảm đột ngột.
  • Bé nôn thành vòi phun mạnh ra.

Một số chia sẻ với ba mẹ

Trẻ mới sinh thường hành động theo bản năng, bé rất thích bú mút. Bé của mình là trường hợp bú rất nhiều, đói no gì cũng bú. Khi làm mẹ, mình chưa biết gì nhiều, bé mình sau khi trớ sữa 1-2 lần thì nôn thành vòi (cái này thì không còn chỉ là trớ ít nữa) vào khoảng 1 tháng tuổi.

Mình mang bé đi khám ở một bệnh viện tư nơi mình sinh bé. Vì bé tăng cân rất tốt (mặc dù nôn trớ khá nhiều), bác sĩ có nói là do bú no quá, đến 6 tháng thì hết.

Lúc viết bài này, mình có nhắn bạn mình là bác sĩ ở bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ về hướng xử trí nôn trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Bạn mình bảo chủ yếu là hướng dẫn cách cho bú và xử lý sau bú đúng cách, thêm men vi sinh.

Sau này nhìn lại, mình nhận ra là mình cho con bú không phân biệt đói no. Thật ra, lúc đó tâm lý mình khá bất thường, mình sợ con đói, cũng không biết khi nào cần cho bú khi nào không. Mình cho con bú cực kỳ nhiều và có lẽ cũng là nhiều sữa đầu (có hàm lượng lactose cao) nên bé cũng sẽ dễ đầy hơi. Tâm lý sợ hãi con đói này của mình vô tình biến thành cho con bú quá nhiều có lẽ đến mức quá tải, cũng là một trong nhưng nguyên nhân khiến tình trạng nôn trớ nặng thêm.

Nuôi con là một hành trình dài cần phải học hỏi rất nhiều, mình sẽ tiếp tục chia sẻ thêm thông tin về cách ăn uống của mẹ cho con bú cũng như chăm sóc cho mẹ sau sinh sớm phục hồi. Bạn đăng ký Bản tin Sức khỏe Gia đình để nhận bài mới gửi đến hộp thư nhé.

Nguồn tham khảo

  • https://www.babycenter.com/baby/newborn-baby/why-babies-spit-up_1765
  • https://www.webmd.com/baby/why-is-a-baby-spitting-up-curdled-milk
  • Nguồn ảnh: Canva

Miễn trừ trách nhiệm: bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thể thay thế cho trị liệu y tế từ bác sĩ nhi khoa trực tiếp thăm khám cho trẻ.

Bài viết Vì sao bé trớ sữa? Khi nào là bình thường, khi nào cần đến bác sĩ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/be-bi-tro-sua-399/feed/ 0 399
Vì sao con người nên duy trì sự gắn bó với tự nhiên? 7 giải pháp để quay về với thiên nhiên https://mycozytreehouse.com/thien-nhien-va-con-nguoi-369/ https://mycozytreehouse.com/thien-nhien-va-con-nguoi-369/#respond Thu, 28 Jul 2022 14:34:29 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=369 Đã bao lâu rồi bạn không đi dạo dưới hàng cây hay bước chân lên đồng cỏ xanh? Khe khẽ nhắm mắt lại lắng nghe tiếng côn trùng rúc rích, mùi hơi nước vẩn vơ trong không khí của cơn mưa vừa qua, có thời khắc nào bạn rung động vì sự diệu kỳ của...

Bài viết Vì sao con người nên duy trì sự gắn bó với tự nhiên? 7 giải pháp để quay về với thiên nhiên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Đã bao lâu rồi bạn không đi dạo dưới hàng cây hay bước chân lên đồng cỏ xanh? Khe khẽ nhắm mắt lại lắng nghe tiếng côn trùng rúc rích, mùi hơi nước vẩn vơ trong không khí của cơn mưa vừa qua, có thời khắc nào bạn rung động vì sự diệu kỳ của mẹ thiên nhiên?

Con người, cũng như các sinh vật khác, từng sống trong tự nhiên. Thế giới hiện đại thay đổi chóng mặt cùng mật độ đô thị gia tăng khiến chúng ta dần đánh mất mối liên kết sâu sắc này. Vậy rốt cuộc thiên nhiên đóng vai trò ra sao trong cuộc sống của nhân loại? Liệu bạn có đang bỏ quên một nhu cầu quan trọng ẩn giấu sâu thẳm trong bản năng của mỗi con người?

Thiên nhiên mang đến điều gì cho chúng ta?

Nghiên cứu về liệu pháp sinh thái đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian tiếp xúc với tự nhiên và giảm căng thẳng, trầm cảm. Hòa mình vào thiên nhiên giúp cải thiện tâm trạng ngay lập tức và cũng gây ảnh hưởng tốt lên sức khỏe thể chất.

Những người kết nối nhiều với thiên nhiên thường hạnh phúc hơn và cảm nhận được giá trị của cuộc sống, bớt phiền muộn, lo lắng. Thiên nhiên có thể tạo ra vô số cảm xúc tích cực như bình yên, vui vẻ, kích thích sự sáng tạo…

Với một số bệnh nhân tâm thần không muốn dùng thuốc, tương tác với tự nhiên là một trong những liệu pháp hữu ích nhất họ có thể tiếp cận.

Một nghiên cứu nổi tiếng năm 1984 cho thấy những bệnh nhân được ngắm nhìn thiên nhiên qua cửa sổ phục hồi sức khỏe tốt hơn và ít cần dùng thuốc giảm đau hơn so với những người sống trong phòng có cửa sổ nhìn ra bức tường gạch.

Trong nghiên cứu khác năm 2015, các nhà khoa học đã so sánh hoạt động não của những người khỏe mạnh sau khi đi bộ 90 phút trong khung cảnh tự nhiên so với nhóm khác đi dạo trong đô thị. Kết quả cho thấy những người dạo quanh trong thiên nhiên có vỏ não trước trán hoạt động thấp hơn. Đây là vùng não điều khiển quá trình suy ngẫm.

Bác sĩ Jason Strauss, giám đốc khoa Tâm thần Lão khoa tại Liên minh Y tế Cambridge (trực thuộc Harvard) cho biết: “Khi một người bị trầm cảm hoặc căng thẳng mức độ cao, phần này của não sẽ hoạt động sai lệch và khiến người đó trải qua vòng lặp liên tục của những suy nghĩ tiêu cực.

Không những vậy, có vẻ như tương tác với không gian tự nhiên còn mang lại những lợi ích trị liệu khác. Âm thanh thiên nhiên êm dịu hay sự tĩnh lặng ngoài trời có thể làm giảm huyết áp và hạ nồng độ cortisol (hormone căng thẳng), giúp làm dịu phản ứng căng thẳng cấp tính của cơ thể. Ngắm nhìn cây cối cũng giúp phân tán sự chú ý của bạn khỏi những suy nghĩ tiêu cực và làm giảm lo lắng.

Thiên nhiên giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng nhận thức, kiểm soát sự tập trung. Ở những văn phòng có không gian xanh, nhân viên làm việc hiệu quả hơn và ít bị ốm hơn. Việc tiếp xúc với môi trường tự nhiên cũng giúp con người nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết với đồng loại, coi trọng cộng đồng và hào phóng với tiền bạc hơn.

Một nghiên cứu đăng trên Nature của Mathew P. White (Trung tâm Môi trường và Sức khỏe Con người Châu Âu, Đại học Exeter) cho thấy nếu bạn dành ít nhất 120 phút mỗi tuần trong tự nhiên có thể tạo nên những cải thiện đáng kể về chỉ số sức khỏe và hạnh phúc.

Rõ ràng con người bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh theo những hướng mà chính chúng ta cũng không nhận thức được.

Làm sao để quay về với tự nhiên?

Bạn có thể lắng nghe tiếng chim hót, ngắm nhìn sóng biển cuộn trào hoặc để tâm trí đi lang thang giữa đất trời. Tự nhiên giúp khôi phục nhận thức và làm cho não bộ của bạn sảng khoái. Những lợi ích mà thiên nhiên mang đến cho nhân loại là điều không thể bàn cãi, nhưng không phải ai cũng có điều kiện sống ở vùng thôn quê nhiều cây cối để tận hưởng những ưu đãi này. Bạn có thể áp dụng một số cách sau để mang tự nhiên đến gần mình hơn:

1. Quan sát những sinh vật nhỏ bé xung quanh mình

Bạn không nhất thiết phải đi thật xa ra ngoại ô để tận hưởng tự nhiên, sự sống có mặt ở khắp nơi. Hãy chậm lại, bước ra ngoài trời và ngắm nghía thật kỹ thế giới. Đó có thể đó chỉ là một đóa hoa nhỏ, những đám mây, chim hót bên cửa sổ, lớp rêu bám trên vách trong ngõ nhỏ hay tia nắng trong suốt buổi sớm mai.

Hãy kết nối với thiên nhiên bằng tất cả các giác quan của bạn. Chạm vào vỏ cây, ngửi mùi cỏ xanh, lắng nghe mưa rơi. Chúng sẽ mang đến niềm vui nho nhỏ và cảm giác bình yên.

2. Trồng một chậu cây nhỏ

Đôi khi thật khó để tiếp cận những địa điểm tự nhiên vì đặc thù địa lý hay vì bạn quá bận rộn hoặc sức khỏe chưa cho phép. Bạn hãy thử mang thiên nhiên vào nhà mình.

Nếu không có quá nhiều không gian, bạn có thể mua một chậu cây nhỏ trong siêu thị hoặc cửa hàng cây cảnh, hoa hoặc một chậu gia vị là lựa chọn không tồi. Bạn không chỉ có thể ngắm và chạm vào chúng mà còn có thể tận hưởng hương thơm.

Chậu hành này mình cắt ăn được cũng vài lượt. Bạn nên chọn đất tốt một tí để mấy lượt sau lá không bị èo uột như mình. Nếu thích bạn có thể xem video hướng dẫn cách làm tại đây.

Nếu bạn có một khoảnh đất trống nhỏ hoặc ban công, đừng quên tận dụng nó. Trồng một ít cây, nuôi một chậu cá sẽ mang đến không gian thư giãn nho nhỏ ngay tại nhà.

3. Vận động trong tự nhiên

Cố gắng tận dụng cơ hội tập thể dục ngoài trời như chạy, đạp xe hay đi bộ.

Dạo quanh ngoài trời có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm cảm giác tức giận, mệt mỏi và buồn bã. Đừng mang tai nghe khi chạy để cảm nhận được âm thanh tự nhiên của thế giới xung quanh và đảm bảo an toàn cho chính bạn khi đang di chuyển.

4. Kết nối thông qua phim ảnh và ghi âm

Theo một báo cáo năm 2017 của Scientific Reports, nếu bạn không thể ra ngoài, việc lắng nghe âm thanh thiên nhiên qua ghi âm có thể có tác dụng tương tự. Ngoài ra, tiếp xúc với thiên nhiên thông qua những câu chuyện, tranh ảnh, phim hoặc chương trình truyền hình cũng có thể hữu ích.

5. Kết hợp thiên nhiên với sáng tạo

Bạn cũng có thể tăng cường cảm giác kết nối với tự nhiên bằng cách chụp ảnh, viết, vẽ các bức tranh về phong cảnh, thực vật hoặc động vật.

Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và miêu tả lại chúng thông qua lăng kính nghệ thuật có thể giúp bạn tìm thấy ý nghĩa thực sự trong mối liên kết sâu sắc với tự nhiên.

6. Di chuyển tới những địa điểm tự nhiên “chất lượng cao”

Bạn nên sắp xếp thời gian để thi thoảng có thể ghé thăm những khu vực đa dạng sinh học (có nhiều loại thực và động vật) như rừng, núi, biển… chúng có thể mang đến hiệu quả trị liệu tâm lý cao hơn, đặc biệt với những người có bệnh lý về tinh thần.

7. Bảo vệ thiên nhiên

Thiên nhiên là một món quà quý giá. Việc chăm sóc và giữ gìn môi trường tự nhiên sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái tích cực. Bạn có thể làm những việc đơn giản như tái chế, đi bộ thay vì lái xe, hay tham gia các nhóm bảo tồn hoặc dọn dẹp cộng đồng.

*Chia sẻ cá nhân

Mình là người nhạy cảm với năng lượng của môi trường sống và thường không chịu nổi bê tông cốt thép. Đây thật ra cũng không hẳn là điều tốt. Tuy nhiên, việc này khiến mình dễ cảm thấy an ổn ở những nơi nhiều cây xanh.

Khi còn bé, mình thường ngồi ở cuối hành lang mỗi giờ ra chơi, im lặng ngắm từng cành cây, ngọn cỏ, hay ở bên mặt hồ nhìn sóng nước nhấp nhô và những tia nắng nhảy múa lấp lóa. Việc này mang đến niềm hạnh phúc lan tràn và sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Mình cũng thi thoảng nghe nhạc nước khi thiền, khi ngủ hoặc cần tĩnh tâm. Bạn có thể thử giai điệu đó xem có thích không nhé:

Tiếng suối chảy và chim hót

Video dưới là hoa sen nước chảy.

Ngay cả trong giờ phút này, ngay tại đây, việc được sống ở vùng thôn quê tại Trà Vinh, nơi có đồng ruộng, rừng tre và đền chùa cũng đang giúp đỡ mình rất nhiều.

Thậm chí có thể cảm nhận được sự thiêng liêng và an lành trong không khí.

Mình còn nhớ cảm giác choáng ngợp xao động khi bước vào rừng tre một buổi sớm xa xôi, cảm giác như lạc vào một xứ sở khác xanh thẳm, nhìn mãi không thấy nhà.

Thiên nhiên là một hình thức trị liệu tuyệt vời.

Mình tin rằng một người khó có thể đạt đến trạng thái hạnh phúc và lành mạnh hoàn toàn nếu quên mất điều này.

Liên kết với tự nhiên nằm trong bản thể của con người. Hãy thử thay đổi lối sống và đưa thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày của mình bạn nhé. Nếu ưa thích bài viết này của mình bạn có thể share cho bạn bè hay người thân, nhập email vào nút đăng ký bản tin ở góc phải màn hình để được nhận bài gửi trực tiếp đến hòm thư bạn hén! Cảm ơn bạn.

Nguồn tham khảo

  1. https://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/sour-mood-getting-you-down-get-back-to-nature
  2. https://www.marthastewart.com/8264030/mental-health-benefits-being-outside
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6143402/
  4. https://www.apa.org/monitor/2020/04/nurtured-nature
  5. https://www.theguardian.com/commentisfree/2014/feb/13/10-reasons-why-we-need-more-contact-with-nature
  6. https://www.rochester.edu/news/show.php?id=3450
  7. https://www.theguardian.com/society/2019/aug/27/prison-garden-inmates-mental-health-hmp-parc-royal-horticultural-society
  8. https://scholarworks.arcadia.edu/grad_etd/6/
  9. https://www.mentalhealth.org.uk/our-work/research/our-top-tips-connecting-nature-improve-your-mental-health
  10. https://www.nature.com/articles/s41598-019-44097-3
  11. Nguồn ảnh: Canva

Bài viết Vì sao con người nên duy trì sự gắn bó với tự nhiên? 7 giải pháp để quay về với thiên nhiên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/thien-nhien-va-con-nguoi-369/feed/ 0 369
Hướng dẫn chăm sóc cơ thể và giảm đau trong kỳ kinh nguyệt https://mycozytreehouse.com/cham-soc-giam-dau-trong-ky-kinh-nguyet-353/ https://mycozytreehouse.com/cham-soc-giam-dau-trong-ky-kinh-nguyet-353/#respond Tue, 26 Jul 2022 17:51:20 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=353 Cảm giác đau nhức lan dọc sống lưng, ngực thì căng tức hay thậm chí chỉ một xíu việc không như ý cũng khiến bạn như phát điên? Những dấu hiệu rất rõ ràng: “Dường như lại sắp đến tháng rồi!” Thời điểm trước và trong kỳ hành kinh thường khiến không ít phụ nữ...

Bài viết Hướng dẫn chăm sóc cơ thể và giảm đau trong kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Cảm giác đau nhức lan dọc sống lưng, ngực thì căng tức hay thậm chí chỉ một xíu việc không như ý cũng khiến bạn như phát điên? Những dấu hiệu rất rõ ràng: “Dường như lại sắp đến tháng rồi!” Thời điểm trước và trong kỳ hành kinh thường khiến không ít phụ nữ mệt mỏi. Mình sẽ chia sẻ bài viết sau để lý giải nguyên nhân gây ra hiện tượng này cùng những giải pháp giúp bạn chăm sóc cơ thể và bớt đau đớn, mệt mỏi nhé.

Các biến đổi của cơ thể trong kỳ kinh

Theo thống kê, khoảng 30 – 80% (*) nữ giới ở các nước châu Á có biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của phụ nữ như:

● Rối loạn giấc ngủ.

● Táo bón hoặc tiêu chảy.

● Ngực căng tức.

● Buồn bã, căng thẳng, gắt gỏng.

● Nổi mụn.

● Đau đầu, nhức lưng.

● Mệt mỏi.

● Đau bụng, đầy hơi.

● Thiếu tập trung.

● Chuột rút.

● Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

● Thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt.

● Giảm ham muốn tình dục


Các dấu hiệu trên thường kéo dài từ 3 – 10 ngày và sẽ chấm dứt khi kỳ kinh bắt đầu hoặc sau đó vài ngày. Khoảng 3 – 8% sẽ có biểu hiện nặng được gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD). Khoảng 10% phụ nữ bị đau bụng kinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền kinh nguyệt

Lí do chính xác gây ra hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này có liên quan đến hormone sinh dục (estrogen, progesterone) và chất dẫn truyền thần kinh serotonin.

Cơ thể bạn chuẩn bị cho việc mang thai bằng cách tăng sản xuất hormone sinh dục sau khi rụng trứng. Nhưng nếu trứng không làm tổ, nồng độ các hormone này giảm xuống và bạn sẽ có kinh.

Sự dao động của 2 loại hormone trên ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh còn được gọi là “hoạt chất hạnh phúc”. Serotonin tác động lên nhiều bộ phận của cơ thể, giúp ổn định tâm trạng, kiểm soát cảm giác buồn nôn, sự thèm ăn và giấc ngủ. Hormone sinh dục suy giảm có thể dẫn tới sự suy giảm serotonin.

Ở hầu hết phụ nữ, các triệu chứng này sẽ dần biến mất trong vòng bốn ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu (khi nồng độ estrogen và progesterone bắt đầu tăng trở lại).

Bất chấp mối liên hệ giữa chất dẫn truyền thần kinh và hormone sinh dục, vẫn chưa rõ tại sao nhiều người lại mắc hội chứng tiền kinh nguyệt trong khi những người khác thì không.

Do đó, các chuyên gia suy đoán rằng sự khác biệt về gen có thể khiến một số người nhạy cảm hơn với sự thay đổi nồng độ hormone và mức độ ảnh hưởng của những hormone này lên não.

Các yếu tố sau cũng sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các rối loạn tiền kinh nguyệt:

– Bạo lực gia đình.

– Lạm dụng chất kích thích.

– Chịu tổn thương về thể chất hoặc tinh thần.

– Trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần khác.

– Tiền sử gia đình mắc hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc trầm cảm.

Phương pháp chăm sóc cơ thể và giảm đau trong kỳ kinh

Thông thường các triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ sớm biến mất, bạn có thể áp dụng một số thay đổi trong lối sống để vượt qua chúng nhẹ nhàng hơn:

Tập yoga, thiền hoặc massage giúp thư giãn, ổn định tâm trạng và giảm đau nhức. Một số tư thế yoga phù hợp gồm: tư thế mèo-bò, tư thế em bé, tư thế tấm ván, tư thế rắn hổ mang. Bạn cũng có thể theo dõi video sau để tham khảo một số kiểu tập khác:

Đừng hút thuốc. Điều này sẽ làm tăng nặng các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Dùng nhiệt độ để giảm đau: chườm bụng bằng túi chườm hoặc chai nước ấm hay ngâm mình trong bồn tắm ấm (giúp thư giãn cả cơ bụng, lưng và chân). Bạn có thể tự làm túi chườm tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Cắt và khâu hai mảnh vải lại với nhau, chừa một lỗ ở đầu hoặc bạn dùng tất cũ (nếu cảm thấy kích thước đó phù hợp).
  • Đổ gạo vào, có thể cho thêm một ít tinh dầu hoặc hoa thơm khô (tùy thích), chừa một chút ở phần mép và khâu lại.
  • Cho túi vào lò vi sóng cho đến khi đạt nhiệt độ mong muốn (đừng để quá nóng, bạn không nên để lâu hơn 3 phút).
  • Để nguội bớt (nếu cần) hoặc quấn túi trong một chiếc khăn để giảm nhiệt.

Tập thể dục thường xuyên: vận động thể chất giải phóng endorphin (chất giảm đau tự nhiên), làm giảm các triệu chứng như trầm cảm, khó tập trung, mệt mỏi, giúp bạn ngủ ngon hơn. Bạn nên dành ít nhất 150 phút tập thể dục vừa phải hoặc 75 phút tập aerobic cường độ cao mỗi tuần.

Hạn chế rượu và đồ uống có caffeine vì chúng gây rối loạn giấc ngủ. Caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Ăn ít muối: đặc biệt là với những bệnh nhân bị đầy hơi, căng tức vú hoặc sưng tay. Cố gắng tự nấu ăn thay vì tiêu thụ đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa khá nhiều muối.

Ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, cải bó xôi, bông cải, gan, đậu… bạn cần tăng lượng sắt trước và trong kỳ kinh nguyệt để thay thế lượng sắt mất đi mỗi tháng. Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi cần đến 14,8mg sắt một ngày.

Uống nước ấm làm tăng lưu lượng máu đến da và giãn các cơ bị co thắt, đồng thời cố gắng uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày) để giảm đầy hơi.

– Theo nghiên cứu (3), trà cúc La Mã (chamomile) có đặc tính chống viêm, chống co thắt, an thần có thể tác động tích cực ở phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Trà này hiện có thể tìm mua khá dễ dàng tại Việt Nam.

Ngủ đủ giấc: bạn nên cố gắng ngủ khoảng 8 tiếng mỗi đêm. Thiếu ngủ có liên quan đến lo lắng, trầm cảm và có thể khiến cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn.

Giảm căng thẳng bằng cách viết nhật ký, nói chuyện với bạn bè hoặc người thân. Bạn nên chia sẻ với chồng các vấn đề mình gặp phải trong kỳ kinh. Sự thấu hiểu và cảm thông từ bạn đời sẽ cải thiện đáng kể cảm xúc cũng như nâng cao chất lượng mối quan hệ.

– Chia sẻ cá nhân:

Một kinh nghiệm dân gian mà mình hay sử dụng trong kỳ kinh để giảm đau là uống đường phên pha với gừng. Đường này làm từ mật miá cô đặc và có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào địa phương (đường bát, đường lu, đường cần xé…). Việc dùng đường đen để xoa dịu sự khó chịu trong kỳ kinh không chỉ có Việt Nam, Trung Quốc mà cả trong y học cổ truyền Ayurveda (Ấn Độ).

Đường phên giàu sắt, giúp bổ huyết. Bản thân mình thi thoảng vẫn dùng dù không trong kỳ do được tư vấn từ một thầy thuốc Đông y. Người mình khí huyết kém, tay chân lạnh (thật ra thầy kêu uống mật mía để bồi bổ thì tốt hơn, nhưng mình tiện gì dùng đó).

Thường mình hay hấp đường phên hoặc mật mía với gừng tươi trong chén nhỏ. Lười biếng thì dùng bột gừng, đường phên pha nước sôi.

Trên mạng, họ hay bán đường đen Vân Nam để uống giảm đau bụng kinh. Một số người làm Đông y có vẻ cũng thích đường đó. Mình thì không rõ chúng có khác biệt gì nhiều không, có lẽ là cũng khác một chút, về màu sắc hay độ tan chẳng hạn. Nhưng mình thì thích dùng thứ ở gần và rẻ hơn. Nếu không dùng đường phên thì mình chọn mật mía thôi.

Theo bác sĩ Vanishree Aithal, một chuyên gia Ayurveda, bạn có thể dùng đường phên khoảng 2 lần/ngày trong kỳ kinh và nên hạn chế ở mức 20-25gram/ngày.

Ngoài gừng, bạn cũng có thể pha chung thêm những món bổ máu như táo đỏ, kỷ tử.

Ngoài ra, mình xin giới thiệu một app theo dõi, dự đoán kỳ kinh nguyệt dành cho mấy người hay lú lẫn như mình: Flo. App có cả trên IOS và Android. Mình dùng em ấy từ khá lâu rồi. Giao diễn trực quan, dễ xài, dễ thương.

Flo cung cấp dự đoán về chu kỳ (kiểu còn x ngày nữa đến ngày hành kinh), khả năng thụ thai theo thời điểm (hôm nay khả năng thụ thai thấp chẳng hạn), cung cấp thông tin cơ bản và chuyên sâu (có phí) về chăm sóc sức khỏe vùng kín, tình dục, đồ thị, báo cáo (chu kỳ của bạn ngắn hay dài, đều không?…)

Mình thấy dùng rất tiện, bạn nhập càng nhiều dữ liệu thì dự đoán của nó càng chính xác. Flo được đánh giá trung bình 4.7 sao trên App Store

Một số ý kiến đề nghị sử dụng chất bổ sung như vitamin B6, vitamin E, canxi, magie… để làm giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận rõ ràng nào về hiệu quả của chúng so với giả dược.

Nếu những biện pháp thay đổi lối sống vẫn không thực sự hiệu quả với bạn. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (Ibuprofen, Naproxen, Aspirin), thuốc nội tiết tố, thuốc chống lo âu, trầm cảm, liệu pháp tâm lý chuyên sâu… có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn tiền kinh nguyệt.

Lưu ý, không nên tùy tiện mua thuốc về sử dụng mà không có hướng dẫn của nhân viên y tế tránh tác dụng phụ.

Cơn đau đớn và xáo trộn tâm lý trong kỳ kinh có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn trải qua những ngày “đèn đỏ” dễ dàng hơn. Bạn có thể chia sẻ bài viết này cho bạn bè, người thân nếu thấy hữu ích và đăng ký bản tin của mình để nhận những bài viết mới nhất về Sức khỏe Gia đình nhé.

(*) tỉ lệ này khác nhau ở các quốc gia.

Nguồn tham khảo

1. https://www.womenshealth.gov/menstrual-cycle/premenstrual-syndrome

2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premenstrual-syndrome/symptoms-causes/syc-20376780

3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6970572/

4. Nguồn ảnh@Canva

Bài viết Hướng dẫn chăm sóc cơ thể và giảm đau trong kỳ kinh nguyệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/cham-soc-giam-dau-trong-ky-kinh-nguyet-353/feed/ 0 353
Nên chọn xà phòng diệt khuẩn hay xà phòng thông thường? https://mycozytreehouse.com/co-nen-chon-xa-phong-diet-khuan-212/ https://mycozytreehouse.com/co-nen-chon-xa-phong-diet-khuan-212/#respond Sun, 19 Dec 2021 17:36:36 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=212 Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sẽ hạn chế được một số bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy hay viêm nhiễm đường hô hấp trong đó có covid-19. Bạn thường nghe rất nhiều quảng cáo về chuyện xà phòng diệt khuẩn đạt hiệu quả vượt trội như thế nào? Nhưng liệu đó có phải...

Bài viết Nên chọn xà phòng diệt khuẩn hay xà phòng thông thường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sẽ hạn chế được một số bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy hay viêm nhiễm đường hô hấp trong đó có covid-19. Bạn thường nghe rất nhiều quảng cáo về chuyện xà phòng diệt khuẩn đạt hiệu quả vượt trội như thế nào? Nhưng liệu đó có phải là sự thật? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này và hướng dẫn các bước rửa tay đúng cách để phòng bệnh.

Xà phòng diệt khuẩn có chứa các hóa chất bổ sung không có trong xà phòng thông thường. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), xà phòng diệt khuẩn không có khả năng ngăn ngừa bệnh tật tốt hơn so với rửa bằng nước và xà phòng thông thường.

Cả hai loại xà phòng đều có thể tiêu diệt vi khuẩn và một số virus.

Xà phòng kháng khuẩn có thể chứa các hóa chất có hại.

Trong khi xà phòng thông thường chỉ được tạo thành từ acid béo (dầu thực vật hoặc mỡ) và dung dịch kiềm, xà phòng diệt khuẩn bao gồm một danh sách dài các thành phần hóa học, như triclosan và triclocarban.

Hai hóa chất này đã bị FDA cấm vào năm 2016. Ngoài ra, 19 thành phần khác trong xà phòng diệt khuẩn cũng không được chứng minh là hiệu quả hơn xà phòng thông thường.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng xà phòng diệt khuẩn có thể góp phần vào việc kháng kháng sinh.

Tóm lại: hãy dùng xà phòng bình thường và nước để rửa tay.

Vì sao rửa tay bằng xà phòng và nước loại bỏ vi trùng?

Xà phòng và nước có tác dụng tạo bọt, bắt giữ và gột rửa vi trùng, hóa chất, bụi bẩn khỏi tay bạn. Làm ướt tay bằng nước sạch trước khi lấy xà phòng giúp tạo bọt tốt hơn thoa lên tay khô.

Ảnh: University of Missouri Health Care

Phân từ người hoặc động vật chứa rất nhiều mầm bệnh. Những vi sinh vật gây hại này có thể xâm nhập vào tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã, xử lý thịt sống hay khi chạm vào một đồ vật bất kỳ có chứa vi trùng…

Một gam phân người có thể chứa một nghìn tỷ vi trùng. Khi mầm bệnh này dính vào tay và không được rửa sạch, chúng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác.

Rửa tay thế nào mới đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất?

Bạn hãy tuân thủ theo các bước sau:

  1. Làm ướt tay bằng nước sạch và lấy xà phòng.
  2. Tạo bọt bằng cách xoa tay với xà phòng.
  3. Chà tất cả các bề mặt của bàn tay, bao gồm cả lòng bàn tay, mặt ngoài, các ngón, giữa các ngón và móng ít nhất 20 giây.
  4. Rửa tay dưới vòi nước sạch.
  5. Lau lại bằng khăn sạch hoặc hong khô.

Khi nào bạn nên rửa tay?

  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn.
  • Trước khi ăn.
  • Trước và sau khi chăm sóc người bị bệnh
  • Trước và sau khi chăm sóc vết thương.
  • Sau khi đi vệ sinh, thay tã, hoặc dọn dẹp cho trẻ
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi chạm vào động vật, hoặc thức ăn, lồng và phân của chúng.
  • Sau khi chạm vào rác.
  • Nếu tay bạn bị bẩn hoặc dính dầu mỡ.

Nếu chỉ có nước mà không có xà phòng để rửa tay thì phải làm sao?

Nếu bạn không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch khử trùng tay có ít nhất 60% cồn.

Nếu không có nước rửa tay hoặc xà phòng, nhưng có nước, hãy chà hai tay vào nhau dưới nước sau đó lau hoặc hong khô. Chà tay dưới vòi nước vẫn sẽ rửa sạch một số vi trùng, dù không hiệu quả bằng rửa tay xà phòng.

Hãy khuyến khích việc rửa tay

Ảnh Mt. Elizabeth Academy

Hãy khuyến khích con bạn và các thành viên trong gia đình rửa tay để tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh. Điều này có thể:

  • Giảm 23-40% số người bị bệnh tiêu chảy.
  • Giảm 58% nguy cơ mắc tiêu chảy ở những đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu. (*)
  • Giảm 16-21% khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp.

Xà phòng bình thường hoàn toàn ổn. Bạn không nhất thiết phải tìm kiếm những sản phẩm “diệt khuẩn” để có cảm giác an toàn hơn. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

Bài viết Nên chọn xà phòng diệt khuẩn hay xà phòng thông thường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/co-nen-chon-xa-phong-diet-khuan-212/feed/ 0 212
Liệu pháp âm nhạc – sức mạnh chữa lành của giai điệu https://mycozytreehouse.com/lieu-phap-am-nhac-117/ https://mycozytreehouse.com/lieu-phap-am-nhac-117/#respond Fri, 19 Nov 2021 17:21:59 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=117 Âm nhạc đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhân loại từ xa xưa. Việc sử dụng âm nhạc để trị liệu có từ thời Hy Lạp cổ đại. Ngày nay, phương thức chữa trị này ngày càng được biết đến rộng rãi. Bài viết sau sẽ chia sẻ những tác động...

Bài viết Liệu pháp âm nhạc – sức mạnh chữa lành của giai điệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Âm nhạc đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhân loại từ xa xưa. Việc sử dụng âm nhạc để trị liệu có từ thời Hy Lạp cổ đại. Ngày nay, phương thức chữa trị này ngày càng được biết đến rộng rãi. Bài viết sau sẽ chia sẻ những tác động của giai điệu lên sức khỏe con người dưới góc nhìn y khoa.

Liệu pháp âm nhạc là gì?

Liệu pháp âm nhạc sử dụng các khía cạnh của giai điệu để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Trong y khoa, phương pháp này được tiến hành dưới sự dẫn dắt của một nhà trị liệu chuyên nghiệp. Liệu pháp âm nhạc có thể bao gồm:

  • Nghe nhạc.
  • Hát theo nhạc.
  • Di chuyển theo nhịp điệu.
  • Thiền có hướng dẫn.
  • Chơi một nhạc cụ.

Tiết tấu tác động thế nào lên cơ thể chúng ta?

Ảnh: Get how

Những giai điệu trong ký ức có khả năng gây ra các phản ứng cảm xúc trong hiện tại khi bạn có dịp lắng nghe chúng lần nữa. Bài hát đi kèm với điệu nhảy đầu tiên trong đám cưới, bản tình ca nhắc nhở bạn về cuộc chia tay đầy khó khăn hay sự mất mát một người thân yêu. Âm nhạc – một cách rõ ràng, có khả năng tác động mạnh mẽ lên tâm trí.

Barbara Else (Cố vấn cấp cao của Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc Hoa Kỳ) cho biết: “Con người có mối liên hệ sâu sắc đến vậy với âm nhạc vì nó được “gắn kết” trong não và cơ thể của chúng ta. Các thành tố của âm nhạc như: nhịp điệu, giai điệu… được lặp lại trong tâm sinh lý, hoạt động và bản thể của mỗi người.”

Nghe nhạc làm tăng lượng dopamine trong não. Chất này giúp cải thiện tâm trạng, từ đó có thể thấy được tính khả thi của âm nhạc trong điều trị trầm cảm. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng nghe và chơi nhạc thúc đẩy việc sản xuất kháng thể và các tế bào giết tự nhiên (tế bào bạch cầu có khả năng tiêu diệt tế bào nhiễm virus và tế bào dị biệt, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch).

Giảm đau

Năm 2015, một nghiên cứu của Đại học Brunel (Anh) cho thấy âm nhạc có thể làm giảm đau đớn và lo lắng cho những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật. Hiệu ứng này thậm chí còn mạnh hơn đối với các trường hợp được quyền lựa chọn thể loại nhạc ưa thích.

Một đề tài khoa học khác tại Đan Mạch đã phát hiện ra rằng nghe nhạc giúp giảm đau và tăng khả năng vận động cho người bệnh bị đau cơ xơ hóa.

Nhưng tại sao âm nhạc lại xoa dịu nỗi đau? Mặc dù cơ chế của việc này chưa được kết luận chính xác, nhưng nhiều nhà nghiên cứu tin rằng việc nghe nhạc sẽ kích hoạt giải phóng opioid trong não (chất giảm đau tự nhiên của cơ thể).

Giảm căng thẳng

Có rất nhiều người nhận ra khả năng kỳ diệu này của âm nhạc, lắng nghe một bản nhạc nhẹ yêu thích sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Ảnh: Sutiponmm

Tiến sĩ tâm lý học Daniel J. Levitin (đại học McGill – Montreal), tác giả cuốn “This is Your Brain on Music” (Não bộ của bạn với âm nhạc) cho biết: “Những bài hát thư giãn làm giảm nhịp tim, hô hấp và huyết áp, còn những âm thanh nhanh và kích thích sẽ gây tác dụng ngược lại. Các tiết tấu nhẹ nhàng khiến nồng độ cortisol (hormone căng thẳng) hạ xuống.”

Khả năng tác động lên nhịp tim và xua tan stress khiến một số nhà nghiên cứu tin rằng âm nhạc cũng có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý tim mạch.

Âm nhạc và trí nhớ

Phương pháp học “nghe và hát ” giúp cho việc ghi nhớ các cụm từ trở nên dễ dàng hơn so với việc chỉ đọc suông.

Một số nghiên cứu kết luận rằng âm nhạc có thể khơi gợi lại trí nhớ cho những người bị rối loạn nhận thức, như bệnh nhân Alzheimer. Việc tổ chức các hoạt động giải trí bằng âm nhạc thường xuyên có thể mang lại lợi ích lâu dài về ý thức, tình cảm và xã hội đối với chứng sa sút trí tuệ nhẹ hoặc trung bình.

Giúp phục hồi sau tai biến

[tds_info]Những bệnh nhân đột quỵ được nghe nhạc khoảng 2 giờ mỗi ngày có trí nhớ, sự chú ý và tâm trạng tích cực hơn những người nghe sách nói hoặc không nghe gì cả.[/tds_info]

Bên cạnh đó, một đề tài khác cũng đã khám phá ra rằng việc áp dụng âm nhạc trị liệu thần kinh cho người sau đột quỵ đã cải thiện khả năng ngôn ngữ của người bệnh sau 1 tháng.

Một phát hiện đáng ngạc nhiên nữa chứng minh âm nhạc có khả năng ngăn chặn các cơn co giật của người bị động kinh. Não của người bệnh phản ứng với âm nhạc khác với người thường. Căng thẳng là chất xúc tác cho việc lên cơn và âm nhạc khiến họ thư thái hơn.

Âm nhạc và cuộc sống

Âm nhạc không chỉ đơn thuần giúp cải thiện cảm xúc mà còn tạo ra các ảnh hưởng tích cực khác lên sức khỏe con người. Ở nhiều nước phát triển, âm nhạc đã trở thành 1 hình thức trị liệu trong cả bệnh viện lẫn phòng khám tư nhân.

Tại Việt Nam, hình thức chữa trị này vẫn chưa được chú ý. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lắng nghe những bài hát ưa thích, hát theo, chơi với nhịp điệu như một hình thức giải trí giúp chữa lành tâm trí. Đặc biệt, khi số người mắc các chứng bệnh liên quan đến tâm thần ngày càng gia tăng. Hãy tự tạo ra cho chính mình một lối thoát để “xả bớt”. Âm nhạc là một lựa chọn phổ biến và dễ dàng.

Bài viết Liệu pháp âm nhạc – sức mạnh chữa lành của giai điệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/lieu-phap-am-nhac-117/feed/ 0 117