Tác giả Trần Thạch Uyển Nhi - My cozy tree house Chốn ấm êm nơi mình cùng trò chuyện. Sat, 10 Aug 2024 15:31:30 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.2.6 https://mycozytreehouse.com/wp-content/uploads/2021/11/cropped-87156326_108979134029251_9152047860022247424_n-1-32x32.jpg Tác giả Trần Thạch Uyển Nhi - My cozy tree house 32 32 205672292 Ngũ cốc chua ngọt boza (Thổ Nhĩ Kỳ) – lời nhắc của mùa đông https://mycozytreehouse.com/boza-tho-nhi-ky-829/ https://mycozytreehouse.com/boza-tho-nhi-ky-829/#respond Sat, 10 Aug 2024 15:25:37 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=829 Những tia nắng cuối ngày đã tắt, tiếng rao ““boozaaaa”” vang vọng trên đường phố như một lời hẹn cũ: “Mùa đông đến rồi!”. Trước đây, những người bán dạo thường rong ruổi với hai bình boza trên tay, một chiếc cốc, hộp quế, một chiếc đèn, vừa đi vừa ngâm nga. Trong tiểu thuyết...

Bài viết Ngũ cốc chua ngọt boza (Thổ Nhĩ Kỳ) – lời nhắc của mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Những tia nắng cuối ngày đã tắt, tiếng rao ““boozaaaa”” vang vọng trên đường phố như một lời hẹn cũ: “Mùa đông đến rồi!”. Trước đây, những người bán dạo thường rong ruổi với hai bình boza trên tay, một chiếc cốc, hộp quế, một chiếc đèn, vừa đi vừa ngâm nga. Trong tiểu thuyết “A Strangeness in My Mind” (1) của Orhan Pamuk, ký ức lãng mạn này được kể lại thông qua nhân vật chính: chàng trai bán boza Mevlut Karataş, người đã dành cả đời mình để lang thang khắp các con phố ở Istanbul, chứng kiến sự đổi thay của thành phố. Mời bạn ngồi cạnh đây, chúng mình cùng nghe câu chuyện về boza bên bếp lửa. 

Mùa Boza là từ khoảng 15 tháng Chín đến 15 tháng Năm. Nếu được bảo quản trong điều kiện phù hợp, boza có thể dùng được trong sáu hoặc bảy ngày. Thuở xưa, ăn đậu rang, uống boza, ngồi tán gẫu bên lò tandır (2) là thú tiêu khiển của người dân nơi đây vào mùa đông.

tandir
Một gia đình ngồi quây quần quanh bàn ăn có đặt lò tandir bên dưới. Ảnh: Halfeti Medya

Là một trong những đồ uống lâu đời nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, boza được tiêu thụ rộng rãi trước cả khi trà và cà phê xuất hiện. Nguyên liệu chính là ngũ cốc như kê, lúa mì, lúa mạch, gạo… nấu chín thành bột nhão, thêm đường, boza cũ và ủ lên men. Boza chứa vi khuẩn lactic, nấm men, không nên để quá lâu vì gây chua. Bia, có nguồn gốc từ Lưỡng Hà, có lẽ là họ hàng của boza. Boza không chỉ nổi tiếng tại Anatolia (bán đảo Tiểu Á) mà còn ở nhiều vùng lân cận khác, kể cả Đông Âu. Ngày nay, nó được sản xuất ở các khu vực thuộc đế chế Ottoman cũ và Trung Á.

Nguồn gốc của từ boza là “buze”, có nghĩa là “kê” trong tiếng Ba Tư. Ngoài ra, nó còn được gọi là “buha” và “merissa” ở vùng Kavkaz, các nước Balkan, Ả Rập, một số bộ lạc châu Phi…

Giữa thế kỉ 17, nhà du hành nổi tiếng Evliya Çelebi ghi lại có hơn 300 cửa hàng boza ở Istanbul với khoảng 1.100 nhân công. Trong thời kỳ Ottoman, việc sản xuất boza chủ yếu nằm trong tay người Albania (boza ngọt) và Tatar (boza chua). Các cửa hàng bán boza được gọi là bozahane. Ông mô tả boza ngọt có kết cấu sánh, sệt, màu trắng đục làm từ hạt kê Tekirdağ với lớp kem bên trên và khó chảy. Evliya Çelebi cho rằng con của thai phụ uống boza ngọt sẽ khỏe mạnh cường tráng và sau sinh họ cũng có nguồn sữa dồi dào.

Khi uống, người ta phủ mật đường Kuşadası lên trên, rắc quế, gừng và dừa khô. Boza ngọt đựng trong những chiếc thùng lớn cao bằng một người đàn ông, được phục vụ trong những chiếc cốc bằng đồng. Vì lý do này, boza ngọt còn được gọi là boza thùng. Trong khi boza của người Albania được ông ca ngợi vì sự bổ dưỡng, không gây say thì Tatar boza có hàm lượng acid và cồn cao lại bị chỉ trích vì là căn nguyên của không ít phiền phức.

Cũng trong thế kỉ 17, vua Mehmed IV quyết định cho đóng cửa nhiều quán rượu cũng như bozahane. Bởi đó là những nơi tụ tập đông người, dễ dẫn đến những hành vi tội ác và mại dâm. Sang thế kỉ 18, boza chua dần bị thay thế bởi boza ngọt. Trong bản minh họa vào cuối thế kỉ 19, người bán boza rong gốc Albania cầm bình trên tay, giá để cốc ở thắt lưng và những chiếc bánh mì tròn treo trên vai.

bozasi

 

Trong cuốn “Bách khoa toàn thư Istanbul” đang viết dở, Reşad Ekrem Koçu đã đề cập đến hai nhà sản xuất boza nổi tiếng ở Istanbul vào những năm 1950: Vefa Bozasi và Sinan’s Boza ở Nuruosmaniye.

Năm 1876, Hacı Sadık Bey (người Albania đến từ Prizren, Kosovo) sau một thời gian bán rong đã quyết định thành lập cửa hàng sản xuất boza mang tên Vefa Bozacısı. Thành phẩm làm hạt kê có kết cấu sánh đặc, màu vàng nhạt, vị chua rất nhẹ tạo điểm nhấn cho thương hiệu. Ra đời từ năm thành lập hiến pháp đầu tiên của đế chế Ottoman, Vefa Bozacısı trở thành một trong những loại đồ uống lịch sử, nối liền quá khứ với hiện tại. Cửa hàng được ốp bằng gạch iznik xanh, những hàng chai thủy tinh trên kệ và đồ trang trí cổ điển. Tại đây, bạn có thể tìm thấy chiếc ly mà tổng thống Mustafa Kemal Atatürk (3) đã dùng khi ông ghé thăm quán vào năm 1937.

Ngoài đặc tính hỗ trợ tiêu hóa, boza còn là nguồn cung cấp vitamin cho các vận động viên, học sinh trong kỳ thi cử và phụ nữ mang thai. Boza còn được cho là có khả năng kháng khuẩn nên được sử dụng để chữa bệnh tả, viêm họng…

Ngày nay, boza không còn được phục vụ với đinh hương, gừng và nhục đậu khấu, mà phủ quế và đậu rang vàng.

Chú giải

(1): đã xuất bản ở Việt Nam với tên “Xa lạ trong tôi” – Orhan Pamuk
(2): loại lò lớn hình chiếc bình, thường được làm bằng đất sét, rơm và đặt trong hố
(3): người sáng lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ

Tài liệu tham khảo

Geleneksel Fermente Bir İçecek: Boza, Hacer Levent, Özge Algan Cavuldak, Akademik Gıda
BOZA – Soğuk havaların en tatlı nostaljisi… https://www.hurriyet.com.tr/kelebek/lezzetli-hayat/boza-soguk-havalarin-en-tatli-nostaljisi-41957797
İyi boza, koyu boza https://www.yenisafak.com/hayat/iyi-boza-koyu-boza-160310
Boza: Another Traditional Turkish Winter Beverage https://www.mybeautifulistanbul.com/2019/03/12/boza-another-traditional-turkish-winter-beverage/
vefa.com.tr
https://www.britannica.com/topic/boza

 

Bài viết Ngũ cốc chua ngọt boza (Thổ Nhĩ Kỳ) – lời nhắc của mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/boza-tho-nhi-ky-829/feed/ 0 829
Biên niên sử ngọt ngào: mứt từ thời La Mã đến bàn ăn Tây phương hiện đại https://mycozytreehouse.com/mut-phuong-tay-774/ https://mycozytreehouse.com/mut-phuong-tay-774/#respond Sun, 07 Jul 2024 07:21:50 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=774 Mứt được làm nên từ những thành phần đơn giản nhất: trái cây, đường và sự kiên nhẫn. Chúng đã xuất hiện trong những khu chợ nhộn nhịp của Rome cổ đại dưới dạng sơ khai, trong gian bếp rộng lớn của các tu viện châu Âu thời trung cổ, nơi các vị tu sĩ...

Bài viết Biên niên sử ngọt ngào: mứt từ thời La Mã đến bàn ăn Tây phương hiện đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Mứt được làm nên từ những thành phần đơn giản nhất: trái cây, đường và sự kiên nhẫn. Chúng đã xuất hiện trong những khu chợ nhộn nhịp của Rome cổ đại dưới dạng sơ khai, trong gian bếp rộng lớn của các tu viện châu Âu thời trung cổ, nơi các vị tu sĩ tỉ mỉ chế biến nông sản thu hái được. Đơn giản lại tiện dụng, mứt có mặt trên bàn ăn của nhiều quốc gia, làm nhân cho ổ bánh ngọt mềm mại, phết lên lát sandwich nướng hay trở thành một phần phải có của hội hè.

Cũng như nhiều món ăn cổ xưa khác, rất khó để tìm ra nguồn gốc ban đầu của mứt, tuy nhiên không khó để xác định rằng đây là phương thức bảo quản phổ biến từ thời cổ đại. Tương truyền rằng từ thế kỷ 13 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đã tạo ra mứt và thợ làm bánh của vua Ramses II đã chế biến nhiều loại mứt từ trái cây và thảo mộc.

Vào thế kỷ thứ nhất, sách dạy nấu ăn của người La Mã đã đề cập đến việc bảo quản trái cây trong mật ong hoặc đường. Ở Hy Lạp cổ đại, mộc qua được trộn với mật ong, phơi khô và đóng vào lọ. Người La Mã đã cải tiến phương pháp này. Trong “De Re Coquinaria” (Nghệ thuật nấu ăn) của Apicius thế kỷ 4 (thời kỳ đỉnh cao của đế chế La Mã) có công thức làm mứt mộc qua nghiền trong mật ong, khá khác so với mứt ngày nay.

Mứt mộc qua, sung, táo và anh đào là món ăn khoái khẩu trong các bữa tiệc của người Athens và lễ hội của người La Mã.

Sang thế kỷ thứ 5, ở châu Âu, mứt trở nên phổ biến hơn do ảnh hưởng của người Ả Rập và sự mở rộng của các tuyến đường thương mại. Mật ong được sử dụng rộng rãi để bảo quản thực phẩm, đặc biệt là trái cây. Mật ong rẻ, dễ tìm và có một số đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Nhưng đường làm mứt ngon hơn. Khi mía được du nhập vào Ba Tư vào khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 6 thì mứt như chúng ta biết ngày nay mới xuất hiện.

Vào thế kỷ 11, từ “marmalade” bắt đầu được sử dụng ở Bồ Đào Nha để chỉ mứt mộc qua, tiền thân của mứt cam hiện đại. Trong thế kỷ 14, Giáo hoàng Ý và vua Pháp thường ăn mứt, trong hoàng cung cũng có người chuyên phụ trách làm mứt. Vào cuối những năm 1600, vua Louis XIV của Pháp dùng mứt để phục vụ khách tại Versaille. Đây là một món ăn xa xỉ thời bấy giờ, được chế biến công phu với nguyên liệu là trái cây trồng trong vườn riêng của ông.

mut moc qua
Mứt mộc qua

Ở Anh vào thế kỷ 17, mứt táo, nho đen và dâu tây trở nên phổ biến, việc sản xuất mứt được đẩy mạnh. Sang thế kỷ 18, cách mạng Công nghiệp tại đây đã góp phần phát triển các phương pháp bảo quản hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và phân phối mứt trên quy mô lớn.

Trong cuốn “Sweetness and Power: The Place of Sugar in Modern History”, nhà nhân chủng học Sidney Mintz cho rằng, trong giai đoạn này công nhân đã sử dụng trà đường cùng bánh mì trắng phết mứt để cung cấp năng lượng duy trì cho thời lượng làm việc lên đến 12-14 giờ mỗi ngày. Có thể coi những loại đồ ngọt này là nhiên liệu cho cuộc cách mạng.

Bánh Victoria được đặt theo tên nữ vương Victoria (1819-1901) của Anh gồm những lớp bánh ngọt kẹp mứt dâu tây. Hiện tại, cung điện Buckingham vẫn mở bán mứt dâu tây truyền thống của hoàng gia.

Ở châu Mỹ, những di dân châu Âu đã mang theo cách chế biến mứt từ quê nhà. Khi chế độ nô lệ phát triển, nhiều đường được sản xuất hơn, khiến giá của nó trở nên rẻ và dễ tiếp cận với dân chúng. Từ đó, giá mứt cũng giảm theo. Mứt công nghiệp giá rẻ là một phần di sản của chế độ nô lệ.

Thế kỷ 20, việc thương mại hóa và sản xuất mứt quy mô lớn tăng lên đáng kể, với sự xuất hiện của các thương hiệu được công nhận trên toàn cầu. Hiện tại, xu hướng làm mứt theo phương thức truyền thống đã quay trở lại, tập trung vào các nguyên liệu tươi, chất lượng, lành mạnh hơn và sự kết hợp sáng tạo.

bua sang kieu anh voi mut
Bữa sáng kiểu Anh với bánh mứt và trà nóng.

Phương pháp đóng hộp là bước quan trọng trong quá trình làm mứt, người ta làm nóng mứt và hộp riêng biệt, để đảm bảo rằng tất cả các bề mặt đều vô trùng. Nhờ đó, mứt tránh bị nhiễm khuẩn và giữ trong thời gian dài.

Ngoài việc là một món ăn ngọt ngào, mứt còn có những vai trò khác. Nhà chiêm tinh và nhà tiên tri Nostradamus đã viết công thức “mứt tình yêu” trong cuốn “Traité des fardemens et confitures (hay Luận thuyết về Trang điểm và Mứt) năm 1555 và khẳng định: khi một người phụ nữ ăn mứt này trái tim cô ấy sẽ bùng cháy yêu đương. Bí kíp gồm: quả mandrake, bột từ một số khoáng chất và máu của bảy con chim sẻ đực.

Ngoài ra, các công thức làm mứt đã được sử dụng làm thuốc trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là để điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Thế kỷ 16, bác sĩ của nữ hoàng Pháp Mary Stuart, đã kê đơn vỏ cam tẩm đường để giảm say sóng trên tàu, có thể đây là một trong những ghi chép đầu tiên về việc sử dụng mứt cam trong điều trị.

Nghệ thuật làm mứt đã trở thành một nghề thủ công, thấm đẫm sự quyến rũ của nhiều loại nguyên liệu mới lạ và phong phú. Mứt là một phần quan trọng trong ẩm thực châu Âu. Cách mạng Công nghiệp đã khiến mứt trở nên phổ biến, dễ tiếp cận và được mọi tầng lớp yêu thích.

Mứt giúp lưu giữ lại hương vị của trái cây thay vì để cho chúng chín rụng và hòa với đất. Chúng có vị ngọt của mùa màng. Sau những lọ thủy tinh được đóng kín là niềm vui của bữa sáng gia đình ấm áp, vườn cây ăn trái ngập tràn ánh nắng và gian bếp tỏa hương thơm của mẻ trái cây sên.

Tham khảo

  • Museuconfitura.com/en/museum
  • Warwick.ac.uk/newsandevents/knowledgecentre/arts/history/jam/
  • Nationalgeographic.com/history/article/history-of-jam-meghan-markle-lifestyle
  • Littleblackboxbakedgoods.com/recipes-1/2021/2/9/e0nz8dbxwoz833gnluj5kge3ct4pzo

Bài viết Biên niên sử ngọt ngào: mứt từ thời La Mã đến bàn ăn Tây phương hiện đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/mut-phuong-tay-774/feed/ 0 774
Muôn sắc Trung Hoa: Vén màn Tử Cấm Thành, bữa ăn của hoàng đế có gì? https://mycozytreehouse.com/bua-an-cua-hoang-de-co-gi-601/ https://mycozytreehouse.com/bua-an-cua-hoang-de-co-gi-601/#respond Mon, 17 Jul 2023 09:28:17 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=601 Hoàng đế – con trời, cùng với danh phận cao quý, bữa ăn của vua cũng tuân theo những lễ chế cung đình nghiêm cẩn. Các bữa ăn hoàng gia thường được phô bày tinh xảo và tạo ra sức hút khó cưỡng trên màn ảnh Trung Quốc. Vậy trên thực tế, các vị vua...

Bài viết Muôn sắc Trung Hoa: Vén màn Tử Cấm Thành, bữa ăn của hoàng đế có gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Hoàng đế – con trời, cùng với danh phận cao quý, bữa ăn của vua cũng tuân theo những lễ chế cung đình nghiêm cẩn. Các bữa ăn hoàng gia thường được phô bày tinh xảo và tạo ra sức hút khó cưỡng trên màn ảnh Trung Quốc. Vậy trên thực tế, các vị vua ăn uống thế nào?

Nhà bếp của hoàng gia bao gồm ba phần: bếp chính, bếp trà và bếp bánh. Mỗi phòng có một bếp chính, năm phụ bếp, một giám sát viên, một chuyên viên quản lý mua sắm & nguồn cung ứng.

Thực đơn được đính kèm tên của người nấu để có thể dễ dàng sắp xếp các món ăn cũng như truy vết thủ phạm nếu có dấu hiệu đáng ngờ. Công thức nấu ăn hoàng gia về cơ bản là phiên bản phức tạp hơn được tạo ra từ bữa ăn truyền thống của dân thường.

Ở cả hai triều đại nhà Minh và Thanh, ngự thiện đều chiếu theo một nguyên tắc: chế độ ăn uống phải tăng cường sức khỏe.

Lề lối phục vụ & phong tục cung đình

Các hoàng đế nhà Thanh thường dùng bữa một mình trừ những nghi lễ đặc biệt, thậm chí không có sự vui vẻ của mâm cơm đoàn viên.

Hoàng đế Càn Long thi thoảng có thể mời một người phối ngẫu đến ăn tối, nhưng nghi thức quy định rằng tất cả mọi người, ngoại trừ thái hậu, phải đứng khi có mặt hoàng đế. Hoàng hậu và các phi tần dùng bữa trong cung điện của riêng họ.

Khẩu phần của vua thường có thịt lợn, thịt cừu, thịt thú săn, thịt gà và rau. Tất cả các món đều được đậy nắp trước khi ăn. Thực đơn được lên sẵn cho mỗi bữa và đệ trình lên nội thần để phê duyệt. Chúng đều được lưu trữ lại.

Thức ăn được đặt trong bát, đĩa tráng men, liễn(*) màu xanh, trắng và khăn ăn thêu chỉ vàng bạc.

Các bữa ăn của các hoàng đế nhà Thanh được phục vụ trên các món ăn bằng vàng hoặc đồ sứ đặc biệt.
Ảnh: South China Morning Post

Món chính gồm súp tổ yến, vịt, gà, đuôi hươu, thịt lợn, bánh bao, bánh ngọt hoặc dưa chua. Thịt bò bị cấm vì quan niệm tội lỗi khi ăn những con vật đảm nhiệm việc chuyên chở.

Các hoàng đế triều Thanh có hai bữa ăn chính một ngày với dụng cụ ăn uống bằng vàng hoặc đồ sứ đặc biệt sản xuất tại Cảnh Đức trấn, tỉnh Giang Tây. Địa điểm và thời gian ăn uống của họ không cố định. Hoàng đế sẽ thông báo cho cận vệ khi muốn dùng bữa và sẽ ngồi ăn ở địa điểm bất kỳ. Các đầu bếp giao cho thái giám dọn ở chiếc bàn tiện cho hoàng đế ngay khi họ nhận được thông báo.

Nhà bếp hoàng gia có tổng cộng hơn 200 quan lại, đầu bếp và thái giám. Bữa ăn của hoàng đế được chuẩn bị riêng biệt với bữa ăn của những người khác.

Khi các món ăn được đặt lên bàn, người ta sẽ dùng một dụng cụ bằng bạc và đặt nó vào các món ăn. Họ tin rằng đồ bạc sẽ đổi màu nếu thức ăn bị nhiễm độc. Ngoài ra, còn có thái giám chuyên nếm thử trước.

Ăn uống lành mạnh theo mùa

Nhà bếp hoàng gia điều chỉnh chế độ ăn uống của hoàng đế theo mùa. Các món ăn mát nhẹ hơn được phục vụ vào mùa hè để tiếp thêm dịch lỏng cho cơ thể và các bữa ăn thịnh soạn, bổ dưỡng hơn vào mùa đông giúp tạo ra nhiều năng lượng sống hơn.

Ví dụ về bữa ăn theo mùa của Càng Long:

Chân dung Hoàng đế Càn Long của họa sĩ Giuseppe Castiglione Lang Thế Ninh (1688-1766)

– Ngày 8 tháng 6 năm 1789, vua dùng bữa sáng tại điện Yihong. Trên bàn sơn mài, ông được phục vụ: lẩu thịt thú với tổ yến, vịt và thịt quay, lẩu vịt nấu canh khoai mỡ, các món salad thảo mộc, thạch đậu lạnh và vịt hầm rượu bông cải, rau muống xào với tôm khô nhỏ, củ sen hấp nếp, đậu phụ hầm nấm, gà vịt nấu xì dầu, bánh cuốn và bánh bao nhỏ hấp, bánh bao nhân thịt cừu bí đỏ, gà kho đậu, dưa chua bày trong hũ hình hoa tráng men, bốn món nguội đặt trên đĩa chân cao, một bát cơm gạo hạt tròn và một bát đậu luộc.

Bữa sáng mùa hè của Hoàng đế Càn Long. Từ trên cùng bên trái: lẩu tổ yến, vịt quay và thịt quay, lẩu vịt nấu canh khoai mỡ, các món salad thảo mộc, thạch đậu lạnh và vịt hầm rượu súp lơ, rau muống xào với tôm khô nhỏ, củ sen hấp với gạo nếp, (hàng thứ hai, từ trái sang) đậu phụ hầm nấm, gà vịt nấu xì dầu, chả giò và bánh bao nhỏ hấp, bánh bao hấp bí đỏ bằm và thịt cừu , gà kho đậu đũa, (hàng thứ ba, từ trái sang) đồ chua đựng trong hộp hướng dương tráng men, bốn đĩa nguội trên đĩa có gờ, một bát cơm gạo lứt và một bát đậu đũa luộc.
Ảnh: South China Morning Post

-Ngày 13 tháng 12, hoàng đế dùng bữa chiều trong phòng phía đông của điện Yangxin. Bữa ăn của ngài gồm: một nồi lẩu gà tổ yến và hạt thông, một nồi lẩu gà, thịt hun khói và bắp cải, một nồi lẩu bao tử cừu và thịt cừu xé nhỏ, gà hấp nấm tươi, thịt heo rang muối; nấm, thịt gà và thịt cừu hấp, vịt hấp và đuôi hươu, thịt lợn hầm xốt đặc, bánh ngọt, bánh bao hấp với thịt gà băm, thịt lợn muối và dưa chua đựng trong hộp hình hoa hướng dương màu bạc, bốn món nguội nhỏ đặt trên đĩa bạc, súp gà với cơm, súp vịt nấu với khoai mỡ và súp yến sào với tủy.

Các hoàng đế nhà Thanh đã ăn thực phẩm có đặc tính chữa bệnh. Nhiều hồ sơ từ kho lưu trữ của cung điện đề cập đến việc sử dụng rượu vang, nước trái cây, chiết xuất, trái cây được bảo quản và đường như những nguyên liệu bồi bổ sức khỏe. Những thực phẩm này được cho là có tác dụng kích thích dạ dày, thận, giúp ăn ngon miệng, giảm nội nhiệt và trừ đờm, bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ.

Các địa phương cũng cung cấp một số hoa quả làm cống phẩm: đậu phộng, chà là, quả hồng, hạt sen từ Sơn Đông; lê, phỉ, táo gai, nho từ Đông Bắc; quả hồng, đào từ Hà Nam; hoa mộc tê, dưa từ Thiểm Tây và Cam Túc; quýt, cam, đường phèn, trầu cau và nhãn từ Phúc Kiến; trái cây tươi từ Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên và Quý Châu…

Các món ăn hoàng gia trong phim “Như Ý truyện”

Theo Li Li, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Cố cung Thẩm Dương, nhà Thanh là triều đại phong kiến ​​cuối cùng ở Trung Quốc, đã tổng hợp và tiếp thu tinh hoa truyền thống Trung Hoa, đồng thời phát triển ẩm thực cung đình đến đỉnh cao. Từ các tư liệu lưu trữ có thể thấy một số đặc điểm như:

Bữa sáng thường bắt đầu lúc 6 giờ và đôi khi bị trì hoãn đến 8 giờ. Bữa chiều chủ yếu là từ 12 giờ đến 2 giờ chiều. Theo quan điểm hiện đại, đây nên được coi là bữa trưa. Sau hai bữa ăn chính, có thể thêm một bữa phụ nếu đói.

Ẩm thực Mãn Châu là quốc vị nên các loại thịt thú săn, bánh nếp, dưa chua… đều là những món ngon mà hoàng đế và phi tần không thể bỏ qua, chế biến kiểu Sơn Đông chiếm chủ đạo. Trong thời kỳ Càn Long, từ một số chuyến tuần du phía Nam, các món ăn Tô Châu và Hàng Châu được đánh giá cao và trở nên phổ biến trong cung.

Các hoàng đế và hoàng hậu của triều đại nhà Thanh có sở thích ăn uống khác nhau. Càn Long rất cân bằng trong kết hợp. Hoàng đế Quang Tự thích ăn các món hải sản. Các nguyên liệu như vi cá mập, hải sâm, sứa và tảo bẹ được coi trọng; Từ Hi thích da heo quay, lưỡi vịt hầm và chân vịt, dưa hấu… bà cũng thích ăn những món ăn nhẹ như bánh bao nhỏ và tam giác chiên; Phổ Nghi rất thích đồ ăn phương Tây, từng đặt một phòng bếp món Tây trong Tử Cấm Thành.

Trong cung nhà Thanh có rất nhiều yến tiệc, ăn từ đầu năm đến cuối năm. Ngoài Tết Dương lịch, Trường thọ, Đông chí, còn có tiệc khải hoàn mừng chiến thắng, tiệc cưới hoàng đế, tiệc cưới công chúa, chiêu đãi sứ thần Triều Tiên và Tây Tạng, sứ thần và hoàng tử Mông Cổ, yến tiệc sinh nhật của thái hậu, yến tiệc sinh nhật của các phi tần, tiệc cưới của hoàng tử và cháu trai, yến tiệc của gia tộc và các lễ hội khác.

(*): Vật chứa thức ăn bằng sứ có miệng tròn, rộng và nắp đậy.

Tham khảo:

South China Morning Post

人民网

Bài viết Muôn sắc Trung Hoa: Vén màn Tử Cấm Thành, bữa ăn của hoàng đế có gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/bua-an-cua-hoang-de-co-gi-601/feed/ 0 601
Amazon nghìn trùng: quả acai – hương vị của rừng trong truyền thống và hiện đại https://mycozytreehouse.com/qua-acai-huong-vi-cua-rung-528/ https://mycozytreehouse.com/qua-acai-huong-vi-cua-rung-528/#respond Mon, 26 Jun 2023 16:06:59 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=528 Amazon sở hữu thảm thực vật um tùm còn ẩn chứa bao điều bí ẩn. Ở đó có cây bụi như sim, cây gỗ trắc, các loại quả hạch, họ thường xanh như nguyệt quế… và giữa các tầng tán, cây acai sinh ra loại quả nhỏ như viên bi màu tím thẫm. Chúng là...

Bài viết Amazon nghìn trùng: quả acai – hương vị của rừng trong truyền thống và hiện đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Amazon sở hữu thảm thực vật um tùm còn ẩn chứa bao điều bí ẩn. Ở đó có cây bụi như sim, cây gỗ trắc, các loại quả hạch, họ thường xanh như nguyệt quế… và giữa các tầng tán, cây acai sinh ra loại quả nhỏ như viên bi màu tím thẫm. Chúng là một phần quan trọng trong ẩm thực truyền thống của cư dân bản địa.

Từ câu chuyện xưa nơi rừng thẳm

Theo truyền thuyết, ở phía Bắc Brazil (thuộc thành phố Belém ngày nay) là nơi sinh sống của một bộ tộc đông đảo. Chính bởi thế, nguồn thức ăn ngày một khan hiếm. Để giải quyết tình hình này, vị tù trường bộ lạc Itaki đã đưa ra một quyết định gây sốc. Ông quy định rằng tất cả trẻ em được sinh ra sau một ngày phải bị hiến tế, để ngăn chặn sự gia tăng dân số.

Một ngày nọ, tuyên bố này xảy ra với chính gia đình của Itaki. Cô con gái Iaçã của ông phải hi sinh con mình để thi hành các quyết định của ông ngoại.

Iaçã tột cùng đau khổ trước cái chết của con gái nhỏ. Nàng không hề bước chân ra khỏi túp lều của mình và khóc lóc suốt mấy ngày đêm.

Iaçã đã tuyệt vọng khấn nguyện với thần Tupã, xin ngài giúp mình tìm ra phương hướng khác để cứu người dân. Xúc động trước trái tim người mẹ, thần Tupã quyết định giúp Itaki giải quyết vấn đề của bộ tộc.

Một ngày kia, Iaçã nghe thấy tiếng khóc của trẻ nhỏ phát ra từ bên ngoài túp lều. Nàng vô cùng ngạc nhiên và hạnh phúc khi nhìn thấy bé gái nhỏ của mình bên cạnh một cây cọ.

Iaçã chạy đến ôm lấy con mình. Nhưng buồn thay, đứa trẻ lại biến mất một cách bí ẩn trong vòng tay của mẹ. Lại một lần nữa không cách nào nguôi ngoai, nàng khóc đến mức kiệt sức và chết.

Thi thể của Iaçã được tìm thấy vào sáng hôm sau, ôm lấy cây cọ. Nàng có vẻ mặt thanh thản và dường như hơi mỉm cười. Đôi mắt vẫn nhìn về phía ngọn cây. Khi quan sát cây cọ, Itaki nhận ra ở nơi Iaçã hướng mắt tới có rất nhiều trái nhỏ màu sẫm.

Vị tù trưởng ra lệnh thu hoạch chúng. Từ những trái này, người ta ép được một loại nước đặc đậm màu, giúp nuôi sống bộ lạc, giải quyết vấn đề thiếu lương thực. Lệnh hiến tế được đình chỉ.

Người ta nói rằng tên của loại trái cây này là sự tưởng nhớ mà vị tù trưởng đã đặt cho cô con gái xinh đẹp của mình. Açaí, viết ngược lại là Iaçã.

Xuất xứ và vai trò của açaí trong ẩm thực Brazil

Đây là loài thực vật một lá mầm có nguồn gốc từ vùng đồng bằng ngập nước vùng Amazon: Brazil (các bang Amazonas, Amapá, Pará, Maranhão, Rondônia, Acre, Tocantins), Venezuela, Colombia, Ecuador, Guianas, Peru, Trinidad & Tobago, các lưu vực sông đổ vào Thái Bình Dương của Colombia và Ecuador.

cay-acai

Açaí rất quan trọng trong chế độ ăn uống của người miền Bắc Brazil. Ngày nay, nó không chỉ được trồng ở khu vực Amazon mà còn ở một số bang khác của Brazil. Các bang Pará, Amazonas và Maranhão (Brazil), là những nơi sản xuất açaí lớn nhất, chiếm hơn 85% sản lượng toàn cầu. Vùng lgarapé-Miri ở Pará, được mệnh danh là “Thủ đô của Acai”.

Açaí được nhiều người coi là món ngon kỳ lạ, được đánh giá cao ở một số vùng của Brazil và thế giới. Cây họ cọ có thể cao đến 20-30m, lá kết thành tàu hình như lông chim. Quả có đường kính khoảng 1 đến 2 cm, màu tím đậm trông gần giống nho. Hạt chiếm khoảng 80% của trái. Hương vị của thịt quả được mô tả là sự pha trộn giữa sô cô la và quả mọng, với dư vị kim loại nhẹ.

Ẩm thực Brazil có nền tảng là ẩm thực Bồ Đào Nha giao thoa với ẩm thực bản địa và châu Phi. Quả açaí (euterpe oleracea) là một trong những ảnh hưởng nổi tiếng nhất của thổ dân trong ẩm thực Brazil.

Açaí từng trở thành cơn sốt trên thế giới sau chiến dịch marketing rầm rộ. Một số nhà sản xuất thực phẩm đã phóng đại công dụng y học của acai như một vị thuốc thần kỳ dù không có bằng chứng khoa học cụ thể. Vài công ty đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ phạt vì quảng cáo sai sự thật.

Acai có thể được sử dụng trong cả món mặn và món ngọt. Ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil, açaí theo truyền thống được tiêu thụ cùng với bột sắn. Chúng cũng được dùng để chế biến thành bột nhão dùng kèm với các món cá hoặc tôm. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng açaí để làm xốt nhuyễn ăn với thịt bò khô.

acai india
Một người mẹ thổ dân cho con ăn acai. (ảnh: todamateria)

Ở các vùng Trung Tây, Đông Nam và Nam của Brazil, açaí được trộn với xi-rô guarana, granola, trái cây, sữa, táo, đậu phộng, kem và nước xốt paçoca.

Ngoài việc sử dụng quả trong ẩm thực, lá açaí có thể làm mũ, chiếu, rổ, và lợp nhà, gỗ cho xây dựng. Thân cây có thể được xử lý để tạo ra khoáng chất. Dầu acai cũng có một số tính chất có lợi cho cơ thể con người. Hạt được sử dụng rộng rãi trong hàng thủ công mỹ nghệ và xử lý làm nhiên liệu xanh.

“Açaí bowl” là món ăn nổi tiếng không chỉ ở Brazil mà còn lan ra nhiều quốc gia trên thế giới. Khởi nguồn của điều này liên quan đến việc gia tộc Gracie đến Rio de Janeiro vào những năm 1930. Đây là dòng họ nổi tiếng vì đã khai sinh ra Nhu thuật Brazil. Hélio, một thành viên nổi tiếng của gia đình này đã đưa açaí vào chế độ ăn của mình.

Theo BBC, nhu cầu về açaí ngày một tăng cả trong và ngoài Brazil tuy nhiên việc trồng trọt độc canh loài cây này dẫn tới sự suy giảm một số giống đặc hữu bản địa khác như jatobá, kapok và tuyết tùng. Việc suy giảm đa dạng sinh học khiến độ chua của đất tăng lên và ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của các loài (bao gồm cả açaí) do giảm số lượng tổ ong.

Tham khảo

  • https://www.todamateria.com.br/lenda-acai/
  • Henderson, Andrew; Galeano, Gloria; Bernal, Rodrigo (23 tháng 4 năm 2019). Field Guide to the Palms of the Americas, Nhà xuất bản Đại học Princeton.
  • https://www.bbc.com/portuguese/geral-60269301
  • https://wp.ufpel.edu.br/empauta/a-popularizacao-do-acai-e-a-influencia-da-cultura-na-alimentacao/
  • Ảnh Canva

Bài viết Amazon nghìn trùng: quả acai – hương vị của rừng trong truyền thống và hiện đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/qua-acai-huong-vi-cua-rung-528/feed/ 0 528
Malpua – món ngọt lâu đời nhất của Ấn Độ. Lễ vật cho thần linh và hội hè https://mycozytreehouse.com/malpua-mon-ngot-lau-doi-an-do-522/ https://mycozytreehouse.com/malpua-mon-ngot-lau-doi-an-do-522/#respond Fri, 23 Jun 2023 06:31:03 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=522 Đem bột lúa mạch chiên giòn trong bơ sữa trâu, nhúng vào mật ong ngọt ngào, bạn có apupa, tên gọi cổ xưa của malpua. Đây là công thức được ghi chép lại trong Rig Veda (thánh ca thiêng của người Ấn Độ), lúa mạch là loại ngũ cốc quan trọng với người Aryan, phổ...

Bài viết Malpua – món ngọt lâu đời nhất của Ấn Độ. Lễ vật cho thần linh và hội hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Đem bột lúa mạch chiên giòn trong bơ sữa trâu, nhúng vào mật ong ngọt ngào, bạn có apupa, tên gọi cổ xưa của malpua. Đây là công thức được ghi chép lại trong Rig Veda (thánh ca thiêng của người Ấn Độ), lúa mạch là loại ngũ cốc quan trọng với người Aryan, phổ biến trong thời kỳ Vệ Đà. Apupa được dành cho cho những linh hồn đã giác ngộ. Cách chế biến đơn giản mang lại kết cấu giòn ở rìa và mềm xốp bên trong được yêu thích trong suốt nhiều nghìn năm.

Khoảng thế kỷ thứ 2, người Ấn thay lúa mạch bằng lúa mì và mật ong bằng mật mía, cho thêm bơ, bạch đậu khấu, hạt tiêu, gừng… Ngoài ra còn có phiên bản pupalika, những chiếc bánh nhỏ làm từ gạo hoặc lúa mì được chiên trong bơ ghee và nhồi nhân đường thốt nốt thơm.

Ở bang Odisha, mỗi sáng sớm, người dân sẽ mang amalu (biến thể của malpua) như lễ vật đầu tiên dâng lên vị thần của đền Jagannath nổi tiếng. Amalu được làm bằng sữa đặc và một ít bột gạo. Món này thường được ăn kèm với xoài, chuối hoặc dứa. Các sử gia cho rằng rằng amalu đã luôn được dâng cúng kể từ khi ngôi đền thành hình.

Ngày nay, malpua rất phổ biến và luôn góp mặt trong các lễ hội như Holi, Diwali và Ramadan. Ở Bangladesh, malpua thường được phục vụ kèm với trái cây tươi và chuối được nghiền trong hỗn hợp bột chiên. Còn miền Bắc Ấn Độ, malpua chỉ có xi-rô đường và không có trái cây.

malpua
Malpua cùng các món truyền thống khác trong ngày lễ Holi (buổi hội của sắc màu, tình yêu và mùa xuân)

Ở vùng Maithil của bang Bihar (Đông Ấn), người dân dùng malpua kèm với thịt cừu hoặc cà ri gà trong lễ Holi như một món ăn chính. Người Bengal lại thích bổ sung lúa mì semolina (rava) và thì là (saunf) vào công thức malpua.

Đầu bếp chuyên bán malpua khéo léo như một nghệ nhân, họ làm việc với chảo dầu khổng lồ chứa đầy bơ ghee tan chảy, liên tục đổ các muôi bột lớn màu trắng, kem, vàng. Bột chìm xuống rồi nổi phồng lên trong chảo dầu. Miếng bánh giòn sau đó được nhúng vào mật đường hoặc phủ sốt sữa đặc rabri, trái cây, hạt khô, bạch đậu khấu, nghệ tây… tùy vùng

Trong thế giới Hồi giáo, món apupa cổ xưa đã biến hóa thành malpua với trứng và mawa (*), món street food phổ biến đặc biệt vào các lễ kỷ niệm ở Pakistan như tháng Ramadan. Bạn có thể xem một điểm bán malpua chiên tại chỗ trong video sau:

Đây là món ăn vặt nổi tiếng ở hầu hết các bang của Ấn Độ và cũng có mặt ở các quốc gia Nam Á khác như: Bangladesh, Nepal và Pakistan. Món bánh ngọt ngào này là một ví dụ sống động về sự biến đổi của ẩm thực dưới ảnh hưởng của văn hóa và địa lý.

(*) sữa đông được làm bằng cách đun sữa nguyên kem trong chảo sắt lớn cho tới khi đặc, có màu trắng hoặc vàng nhạt. Nếu được để từ đông sang hè nó có thể chuyển sang màu xanh do nấm mốc, có nhiều loại khác nhau dựa trên độ ẩm.

Bài viết Malpua – món ngọt lâu đời nhất của Ấn Độ. Lễ vật cho thần linh và hội hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/malpua-mon-ngot-lau-doi-an-do-522/feed/ 0 522
Ăn gì khi bị viêm họng? Hướng dẫn khoa học và kinh nghiệm cá nhân https://mycozytreehouse.com/an-gi-khi-bi-viem-hong-508/ https://mycozytreehouse.com/an-gi-khi-bi-viem-hong-508/#respond Sun, 23 Oct 2022 13:49:59 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=508 Mình và bé vừa trải qua một trận cảm. Gia đình mình có cơ địa dị ứng nên mình từng là một người rất thường xuyên bị viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt là trước đây, khi sống ở nơi ô nhiễm hàng top Việt Nam như Sài Gòn. Lựa chọn thực phẩm phù...

Bài viết Ăn gì khi bị viêm họng? Hướng dẫn khoa học và kinh nghiệm cá nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Mình và bé vừa trải qua một trận cảm. Gia đình mình có cơ địa dị ứng nên mình từng là một người rất thường xuyên bị viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt là trước đây, khi sống ở nơi ô nhiễm hàng top Việt Nam như Sài Gòn. Lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể làm giảm cơn đau họng, thậm chí đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bài viết sau sẽ chia sẻ hướng dẫn ăn uống khi viêm họng theo khoa học và kinh nghiệm cá nhân của mình hén.

Thực phẩm nên ăn khi viêm họng

Viêm họng thường đi kèm với cảm giác đau rát, bạn nên chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, tốt nhất là còn ấm nóng để làm dịu cổ họng. Một số món gợi ý như: cháo, các món nước (mì, bún, hủ tiếu, phở…), canh, bột ngũ cốc, trứng (mềm và bổ dưỡng), trái cây mềm như chuối…

Các món ăn có thể làm giảm đau, giảm viêm:

Gừng: mình thường nấu gừng cắt lát cùng một ít đường phên và chanh muối, uống nóng và nhai cả xác gừng và chanh. Món này khiến cổ họng dịu đi do gừng có hoạt tính chống viêm, làm giảm sưng. Chanh muối cũng tốt cho họng nên mình tiện cho vô luôn. Lí do bỏ thêm đường vì gừng khá nóng, mình được nghe nói là không nên uống chỉ riêng gừng, vì có thêm chút ngọt mặn sẽ dẫn gừng làm ấm tạng phủ tốt hơn. Tuy nhiên, đường có tính nê trệ, đang ra đờm bạn không nên cho quá nhiều. Như đã nói ở bài về kinh nguyệt, một số thầy thuốc Đông y mình biết chọn đường đen Vân Nam (họ đặt nấu riêng) nghe nói là vì ngọt thanh, tan nhanh, không nê trệ. Mình chưa dùng, bạn nào có điều kiện thì thử hén.

Súc nước muối pha loãng: bạn mua cũng được, hoặc tự làm: pha khoảng 1/2 muỗng cà phê muối ăn vào 250ml nước (ấm thì càng tốt). Dung dịch muối có thể giúp đưa vi khuẩn lên bề mặt nướu, răng, cổ họng và trôi ra ngoài khi bạn phun. Biện pháp đơn giản này có thể làm giảm triệu chứng viêm đường hô hấp trên. Bạn nào hay viêm mũi họng có thể thường xuyên áp dụng để phòng ngừa bệnh nhé.

Tía tô: tía tô tươi thì chưa rõ chứ phơi khô làm trà thơm ngon lắm, mà nấu lấy nước thì dùng được cả thân luôn. Bạn nào cắt nhỏ ăn tươi với cháo được thì ăn, còn không thì đun uống, thơm ơi là thơm. Theo GS Đỗ Tất Lợi, lá tía tô giúp giải cảm, chữa ho, trợ tiêu hóa, giảm đau, giải độc. Cành tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Mật ong và keo ong: từ thời cổ đại, mật ong đã được biết đến là có đặc tính kháng khuẩn cũng như làm lành vết thương (*). Mật ong có khả năng chống lại cả vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả vi khuẩn kháng kháng sinh (**). Tuy nhiên, nhiều loại mật ong khá là nóng. Mình có thử qua một số loại kể cả mật nuôi và tự nhiên thì mật bạc hà mát nhất. Dù vậy, khả năng kháng khuẩn của mỗi loại không giống nhau.

Nếu nói đến khả năng kháng khuẩn có lẽ Manuka nổi tiếng nhất. Đây là một loại mật có nguồn gốc từ New Zealand và Đông Nam Úc, ở New Zealand ong hút mật từ hoa của Leptospermum scoparium (một loại cây bụi thuộc họ Sim), mật ở Úc thì thu được từ hoa của nhiều loài thuộc chi Leptospermum. Mình ban đầu cũng không để ý lắm do mấy năm gần đây bệnh không nặng nhưng trận vừa rồi hơi đuối nên có tìm thử keo ong của Comvita, do được nghe một chị giới thiệu là chị dùng rất nhiều loại, riêng cái này hiệu quả nhất.

comvita-keo-ong

Lúc mình mua về thì bệnh cũng hết nhưng đợt lần sau thấy họng hơi khó chịu xịt thử có vẻ cũng ổn. Tuy vậy, đợi về lâu dài mình mới dám khẳng định, sẽ báo cáo kết quả trong tương lai hén. Loại này thì chắc ăn nhất có lẽ nên tự order hoặc mua chỗ uy tín, mình thấy web đang khuyến mãi combo 3 chai nên đã liên hệ shop đặt về, có điều phải đợi, còn bạn nào gấp mà không biết chỗ uy tín thì nhắn tin mình chỉ chỗ mua hén. Còn không nhà có sẵn mà không phải Manuka chăng nữa thì vẫn cứ thử thôi ạ, mình hay ngậm chung với chanh muối.

Chanh muối: mình dùng loại muối lâu năm bên thực dưỡng chứ không phải chanh muối giải khát, ngậm vỏ thích hơn vì có tinh dầu, ngắt miếng nhỏ (nó cực mặn nhé) ngậm đến khi hết mặn thì nuốt. Mình thấy giảm ho khá tốt, cứ viêm họng là mình ngậm.

chanh-muoi-lau-nam
Chanh muối của mình bị bẻ để cho vào hộp nhỏ nên vụn ra chứ vốn nó nguyên trái á.

Ai đi xe xa cũng có thể mang theo ngậm đỡ buồn nôn. Món này là vật bất li thân của mình dù đi đâu cũng mang theo một xíu, mua trên shopee cũng bán nhiều hoặc bạn tự làm. Tuy nhiên, vì quá mặn và chua nên có thể có bạn sẽ không hợp, nếu vậy bạn thử mua loại thường ít mặn hoặc pha loãng ra cho bớt mặn rồi ngậm xem sao, hoặc chọn cách khác phù hợp thôi ạ.

Súp gà: được phương Tây coi là một phương thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp trên. Theo nghiên cứu, món này có thể có khả năng chống viêm nhẹ, có điều mình chưa thử bao giờ.

Trà: một số loại trà ấm áp có thể giúp người bị đau họng cảm thấy dễ chịu hơn. Một nghiên cứu nhận thấy rằng súc miệng bằng dung dịch trà xanh giúp giảm đau họng sau khi phẫu thuật. Trà xanh có đặc tính chống viêm tự nhiên.

Uống nước ấm: êm dịu hơn cho cổ họng và cả thân thể bạn.

Nhai dầu: dầu gì cũng được. Sáng dậy, ngậm một muỗng cà phê nhai từ 10-20 phút (không nuốt) sau đó nhả ra và đánh răng. Đây là một thực hành của y học cổ truyền Ayurveda của Ấn, có thể giảm viêm, kháng khuẩn, tuy nhiên mới chỉ có những nghiên cứu nhỏ thôi. Chi tiết về cái này mình sẽ đi sâu hơn vào một bài sau, có lẽ phải gom lại trong một bài riêng về các cách phòng bệnh của Ayurveda.

Bạn nên tránh những thực phẩm và đồ uống nào?

Hạn chế những món có thể gây kích ứng cổ họng hoặc khó nuốt:

– Thực phẩm giòn, cứng: có nhiều cạnh sắc như bánh quy giòn, bánh mì nướng, các loại hạt hoặc rau sống, có thể khiến cơn đau họng khó chịu hơn.

– Trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng: nhiều người chọn uống nước cam khi bị cảm lạnh để cung cấp vitamin C. Tuy nhiên, nước ép cam quýt có thể khiến tình trạng đau họng khó chịu hơn do có tính axit. Chúng có thể gây kích ứng bề mặt cổ họng vốn mềm và nhạy cảm.

– Thực phẩm chua hoặc ngâm muối: món ăn có nhiều giấm hoặc muối, chẳng hạn như dưa chua, có thể làm cổ họng trở nên mẫn cảm hơn.

– Gia vị mạnh: một vài loại gia vị và thực phẩm cay có thể giúp giảm đau họng, nhưng một số khác như ớt có thể làm cho tình trạng viêm nặng hơn.

– Rượu bia: đồ uống và nước súc miệng (như Listerine) có chứa cồn có thể gây ra cảm giác khô, khó chịu ở cổ họng. Rượu cũng làm mất nước, hoàn toàn không có lợi cho người bị đau họng.

– Đồ “nóng”: đây là từ dân gian hén, mình thì khá nhạy với thực phẩm nóng nên là lúc khỏe cũng không dám ăn quá nhiều, tiêu biểu là đồ chiên, mít, xoài chín, sầu riêng… Sầu riêng không nóng bằng 2 trái kia, mít Thái thì không nóng bằng mít ta. Mít Thái không ngọt đậm và gắt bằng, cũng mọng nước hơn nên đỡ hơn. Mình cực hiếm khi ăn xoài chín và mít ta luôn. Nhớ hồi ở Phú Yên, gặp 1 giống mít địa phương rất nóng, thịt màu nhạt nhạt, mỏng nhưng ngọt cực gắt. Bạn gặp mấy loại này thì để ý chút.

Tất nhiên, bạn nên tránh hút thuốc, kể cả hít khói thuốc thụ động khi bị viêm họng ( tốt nhất lúc bình thường cũng nên tránh chứ không cần đợi đến lúc viêm).

Ở một số người, sữa có thể làm đặc hoặc tăng sản xuất chất nhầy. Điều này có thể khiến bạn phải hắng giọng thường xuyên hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng, nên là ai thấy mình có biểu hiện không ổn lắm khi dùng thì hạn chế vài ngày. Mình thử thay món khác xem sao 😀

Nếu sau khoảng 5 ngày mà nhắm vẫn không ổn hoặc bất kỳ lúc nào bạn thấy quá mức khó chịu thì ghé bác sĩ hén.

Mình nhiều năm không uống thuốc tây nhưng đợt rồi vật quá cũng phải dùng 1 viên Panadol, dễ chịu hơn hẳn nên mới ngủ được. Ngủ được thì mới khỏe nổi, nên đôi khi cũng không nhất thiết phải né thuốc quá đâu. Ai hay viêm họng hạn chế thức khuya nhé.

Về chuyện nước cam, mình thì không hay dùng khi bệnh, cam hơi hàn nên lúc yếu người mình không có uống (bình thường thật ra cũng không quá thích), còn vụ tránh trái cây có acid thì do mấy trang thông tin sức khỏe khuyên. Nhiều người dùng cam chanh để có vitamin C. Tuy nhiên, cung cấp vitamin C khi đang bệnh là một vấn đề chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng. Mình thì có dùng chanh muối chứ không dùng chanh tươi, số lượng ít và mục đích cũng không phải là tìm vitamin C.

Bạn nào thấy bài ổn thì share cho bạn bè hoặc nhấn like, comment cho mình có động lực nha, tại không biết mọi người có thấy có ích không nữa. Chúc bạn luôn khỏe mạnh nè, nếu sau có đau họng thì quay lại kiếm bài này đọc hén.

Bài viết Ăn gì khi bị viêm họng? Hướng dẫn khoa học và kinh nghiệm cá nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/an-gi-khi-bi-viem-hong-508/feed/ 0 508
Ẩm thực Ba Lan, dĩ nhiên là Pierogi! Bánh của thánh Hyacinth https://mycozytreehouse.com/am-thuc-ba-lan-pierogi-475/ https://mycozytreehouse.com/am-thuc-ba-lan-pierogi-475/#respond Thu, 06 Oct 2022 10:55:32 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=475 Pierogi, một món ăn chính của người Ba Lan từ xa xưa, chất chứa đầy hoài niệm quê hương và theo chân người Ba Lan cùng một số cư dân Đông Âu khác lan tỏa khắp thế giới. Pierogi có muôn vàn biến thể được đông đảo thực khách yêu thích. Ở Slovakia, bánh này...

Bài viết Ẩm thực Ba Lan, dĩ nhiên là Pierogi! Bánh của thánh Hyacinth đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Pierogi, một món ăn chính của người Ba Lan từ xa xưa, chất chứa đầy hoài niệm quê hương và theo chân người Ba Lan cùng một số cư dân Đông Âu khác lan tỏa khắp thế giới. Pierogi có muôn vàn biến thể được đông đảo thực khách yêu thích.

Ở Slovakia, bánh này được gọi là pirohy. Ở Ukraine, chúng mang tên varenyky. Nhưng đối với Ba Lan và hầu hết phần còn lại của thế giới, đây là bánh pierogi – một trong những món ăn được yêu thích nhất và là biểu tượng của Ba Lan trong mắt bạn bè quốc tế. Người Ba Lan nhớ nhà có thể tìm thấy bánh pierogi ở khắp mọi nơi từ Thượng Hải đến Luân Đôn.

Từ “pierogi” là số nhiều trong tiếng Ba Lan, số ít là “pieróg”. Chúng có dạng nửa hình tròn thường được làm từ bột mì. Pierogi có nhân bên trong, tương tự như bánh gyoza của Nhật Bản hoặc ravioli của Ý.

Truyền thuyết về vị thánh cứu tế

Một giai thoại nổi tiếng về nguồn gốc bánh pierogi diễn ra tại thị trấn Kościelec. Ngày 13/07/1238, Thánh Hyacinth (*) (tên khác: Święty Jacek hay Jacek Odrowąż) đã đến thăm làng Kościelec, miền nam Ba Lan. Nhưng không may, một trận mưa đá quét qua, phá hủy toàn bộ cây trồng, dân làng sợ hãi vì viễn cảnh đói kém ập đến. Thánh Hyacinth đã đề nghị mọi người cùng cầu nguyện. Ngày hôm sau, mùa màng đã được phục hồi như ban đầu.

Để thay lời cảm tạ, dân làng đã tặng Hyacinth món pierogi làm từ hoa màu mà ngài trợ giúp hồi sinh. Đến tận ngày nay, câu: “Święty Jacku z pierogami!” (Thánh Hyacinth và Pierogi!) vẫn là câu nói cổ xưa được người Ba Lan cảm thán trong những thời điểm vô vọng.

Một truyền thuyết khác cho rằng, sau cuộc xâm lược của người Tatar (Thát Đát) năm 1241, Thánh Hyacinth đã làm ra bánh pierogi để nuôi sống người dân trong nạn đói. Thêm một giả thuyết nữa lại kể Pierogi được mang đến từ Ukraine cổ đại khoảng thế kỷ 13.

Vì tư liệu hiện tại còn khá ít, không ai có thể chắc chắn về nguồn gốc thật sự của món bánh này.

Món ăn gia đình và sự ngẫu hứng trong công thức

Đối với nhiều người Ba Lan, bánh pierogi gợi nhớ về hương vị thời thơ ấu và mái ấm gia đình. Trẻ nhỏ thường thích các món làm từ bột. Người Ba Lan yêu bánh pierogi không chỉ vì hoài niệm về quá khứ. Đây là món ăn mang đến cảm giác xoa dịu và còn giúp no bụng. Người nấu bánh pierogi có thể tự do thử nghiệm nguyên liệu và cách chế biến: nướng, chiên hoặc luộc.

Một trong những ghi chép đầu tiên về pierogi được tìm thấy trong sách dạy nấu ăn Ba Lan của đầu bếp nổi tiếng Stanisław Czerniecki. Ra đời năm 1682, công thức nhân bánh gồm: cật xắt nhỏ, mỡ bê, rau xanh và nhục đậu khấu – hơi khác so với pierogi ngày nay.

Do nguồn gốc từ vùng đồng quê Ba Lan, món này được coi là “thức ăn của nông dân”. Tuy nhiên, theo thời gian, Pierogi chiếm được tình cảm của mọi tầng lớp xã hội, bao gồm cả giới quý tộc.

Bánh pierogi là một phần quan trọng trong các lễ hội của Ba Lan.

Vào các ngày lễ như Giáng sinh và Phục sinh, bánh có thể được thay đổi cả hình dáng lẫn nhân để dành riêng cho dịp đặc biệt. Bánh cho đám cưới được gọi là pierogi kurniki nướng, làm bằng thịt gia cầm, thịt cừu và nấm. Bánh pierogi knysze nhân kiều mạch, pho mát hoặc khoai tây từng xuất hiện trong các lễ tang và rất phổ biến trong cộng đồng người Do Thái ở Mỹ.

Pierogi ruskie, được nhồi khoai tây và pho mát quark, là một trong những phiên bản phổ biến nhất ngày nay. Công thức này đến từ khu vực từng chịu sự quản lý của Ba Lan và nay là một phần của Ukraine.

Pierogi với nhân thịt khá phổ biến: lợn, bò, gà, bê, thịt xông khói. Các phiên bản cầu kỳ hơn đi kèm với thịt cừu, vịt hoặc ngỗng. Đầu tiên, thịt được nấu chín rồi xay nhuyễn. Nhân bánh có thể thay đổi tùy theo vùng và mùa như pho mát cừu (bryndza) từ vùng núi Tatra hay cá trích. Ở Lublin, bạc hà được thêm vào nhân với kiều mạch hoặc đậu lăng.

Vào mùa thu và đông, nhiều người Ba Lan ăn bánh pierogi với dưa cải, nấm rừng khô. Đây cũng là một phần của bữa tối đêm Giáng sinh. Theo truyền thống, pierogi được bày biện với lớp phủ gồm: hành tây chiên, mỡ lợn, bơ chảy, kem chua hoặc thịt lợn.

Người ta cũng có thể dùng công thức nước sốt phức tạp hơn có các loại thảo mộc tươi như: mùi tây, hẹ, thì là, bạc hà, cỏ xạ hương, hương thảo, ngải giấm (tarragon) hoặc húng quế.

Sự phong phú của các loại rau mùa xuân và mùa hè tạo ra các biến thể bánh pierogi đa dạng đến ngạc nhiên. Một số người sành ăn đã thử nghiệm các loại rau xanh như măng tây, rau bina, đậu Hà Lan, đậu fava, cây me chua hoặc bông cải xanh trộn với pho mát ngon của địa phương

Pierogi nhân trái cây (ảnh: Canva)

Khi chế độ ăn thuần chay trở nên phổ biến hơn, đậu phụ, đậu fava, kê, bí đỏ còn được sử dụng để thay thế pho mát và thịt. Tại lễ hội bánh pierogi (2016) ở Kraków, sự kết hợp giữa vịt và mơ đã giành giải nhất. Người đầu bếp đã được trao tặng một bức tượng của Thánh Jacek (Hyacinth) với bánh pierogi.

Một số hương vị bánh pierogi ngoạn mục cũng được sinh ra ở nước ngoài – chủ yếu là Mỹ và Canada. Thành phố Pittsburgh (bang Pennsylvania) đã sáng chế ra món pierogi phủ sô cô la. Năm 1993, làng Glendon (Alberta – Canada) đã dựng tượng Giant Perogy (cách họ gọi tên pierogi) ngay ngã ba.

Một điểm bán pierogi (ảnh: Sebastian Kocon/Forum)

Trong thế giới hiện đại đầy bận rộn, nhiều người không thể để dành hàng giờ để làm bánh pierogi như cách mà mẹ và bà của họ từng chăm chút. Một số người vẫn cố gắng tự tay làm pierogi cho các dịp đặc biệt. Tuy nhiên để thuận tiện trong ăn uống hàng ngày, không ít người bắt đầu chuyển sang bánh pierogi làm sẵn, đông lạnh hoặc mua ở pierogarnia (nhà hàng chuyên bán bánh pierogi).

 

(*) Hyacinth qua đời vào năm 1257. Ông được Giáo hoàng Clement XVIII phong thánh vào ngày 17 tháng 4 năm 1594. Ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha, Hyacinth được gọi là San Jacinto. Ông cũng là vị thánh bảo trợ của thành phố Tuguegarao (Philippines), vào ngày lễ Hyacinth, dân chúng sẽ tổ chức các đám rước và thi múa dân gian.

Bài viết Ẩm thực Ba Lan, dĩ nhiên là Pierogi! Bánh của thánh Hyacinth đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/am-thuc-ba-lan-pierogi-475/feed/ 0 475
Escargot – đặc sản ốc sên của Pháp, không hẳn kinh dị như bạn tưởng! https://mycozytreehouse.com/escargot-oc-sen-cua-phap-460/ https://mycozytreehouse.com/escargot-oc-sen-cua-phap-460/#respond Sun, 18 Sep 2022 05:41:57 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=460 Nhắc đến ẩm thực Pháp hẳn nhiều người nghĩ ngay đến phô mai và rượu vang. Nhưng người Pháp cũng có một món nghe qua có lẽ khá kỳ lạ: “ốc sên”.  Đa số người Pháp ăn ốc đất như món khai vị vào những dịp đặc biệt, như bữa tối đón Giáng sinh hoặc...

Bài viết Escargot – đặc sản ốc sên của Pháp, không hẳn kinh dị như bạn tưởng! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Nhắc đến ẩm thực Pháp hẳn nhiều người nghĩ ngay đến phô mai và rượu vang. Nhưng người Pháp cũng có một món nghe qua có lẽ khá kỳ lạ: “ốc sên”. 

Đa số người Pháp ăn ốc đất như món khai vị vào những dịp đặc biệt, như bữa tối đón Giáng sinh hoặc năm mới.

Loài người đã ăn ốc sên từ thời tiền sử. Một số loài ốc cạn sinh trưởng mạnh ở vùng nông thôn nước Pháp. Chúng đã trở thành nguồn thực phẩm bổ sung quan trọng trong thời cổ đại.

Từ “escargot” có nguồn gốc từ “escaperagol” trong tiếng Provence và “escargol” trong tiếng Pháp cổ. Hai từ này được cho là chịu ảnh hưởng bởi các từ liên quan đến bọ hung.

Không phải tất cả các loài ốc đất đều ăn được. Chúng phải ngon miệng và có kích thước đủ lớn. Ở Pháp, ốc Helix pomatia (ốc Burgundy) thường được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là Cornu aspersa (ốc vườn) và Helix lucorum (ốc núi).Chúng phát triển mạnh ở vùng hoang dã quanh dãy Alps miền Đông nước Pháp. Trong những tháng mùa thu và mùa đông, ốc sên tụ họp lại để tồn tại khi trời lạnh hơn và những người dân sẽ bắt chúng vào thời điểm này.

trang-trai-oc-phap
Trang trại ốc – ảnh của DEFI-Ecological, Wikimedia Commons

Escargots phổ biến nhất ở Paris, Burgundy và cũng được ăn trên khắp nước Pháp.

Món này có nhiều biến thể, nổi tiếng nhất là escargots à la bourguignonne (Burgundy escargots) được nấu theo công thức cổ điển.

Câu chuyện lịch sử

Tương truyền rằng vào năm 1814, Talleyrand (nhà ngoại giao Pháp nổi tiếng thời đó) quyết định dùng bữa trưa với Sa hoàng Alexander I tại một nhà hàng Burgundy: Antonin Carême. Nhằm mục đích gây ấn tượng, ông yêu cầu đầu bếp chuẩn bị một món ăn mà trước đây Sa hoàng chưa bao giờ thử.

Người đầu bếp này đã chọn một nguyên liệu đặc sản ở Burgundy: ốc. Ông sử dụng tỏi nhằm át đi mùi ốc, mùi tây xanh bắt mắt, và bơ khiến món ăn ngon lành hơn. Sa hoàng ấn tượng với món này đến nỗi ông thường xuyên yêu cầu phục vụ nó trong suốt lưu trú tại Pháp và ngay cả khi trở lại Nga. Vậy là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Burgundy ra đời!

Escargot có vị như thế nào?

Hương vị và kết cấu của Escargot thường được mô tả là giống với ngao. Tuy nhiên, một số người cũng cho rằng escargot có vị giống như thịt gà, cá hoặc một chút vị nấm.

Cách ăn Escargots ở Pháp

Ở Pháp, ốc thường được đặt bên trong vỏ, do đó, bạn sẽ cần một loại dụng cụ đặc biệt để thưởng thức ốc. Món này cũng có thể được ăn kèm với bánh mì nướng.

oc-escargot-burgundy
Ảnh: worldinparis

Món này có giá không hề rẻ tại các nhà hàng do quy trình chuẩn bị hơi phức tạp. Ốc cần được làm sạch kỹ lưỡng trước khi chế biến. Ngoài ra, cũng có thể tìm mua ốc dạng đóng hộp để chế biến tại nhà.

(*)Burgundy: một tỉnh miền Đông-Trung nước Pháp, Burgundy từng là tên một vương quốc quyền lực của châu Âu vào thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16.

Ảnh đại diện: nguồn Canva

Tham khảo:

  • https://www.thebrentwoodrestaurant.com/french-escargots-snails/
  • https://www.thelocal.fr/20211228/dont-ask-google-ask-us-why-do-the-french-eat-snails/
  • https://journeytofrance.com/french-snail-escargot-history/
  • https://www.offbeatfrance.com/snails-in-france-escargots.html
  • https://www.tasteatlas.com/escargot
  • https://www.bbc.com/news/science-environment-28873899

Bài viết Escargot – đặc sản ốc sên của Pháp, không hẳn kinh dị như bạn tưởng! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/escargot-oc-sen-cua-phap-460/feed/ 0 460
Nhân hội trăng rằm nghe kể chuyện bánh trung thu https://mycozytreehouse.com/ke-chuyen-banh-trung-thu-443/ https://mycozytreehouse.com/ke-chuyen-banh-trung-thu-443/#respond Mon, 12 Sep 2022 07:08:14 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=443 Ngày còn bé, cứ mỗi lần sắp đến tết trung thu là tim mình lại nhộn nhịp. Đèn lồng đỏ và các quầy bánh tưng bừng khắp các con phố. Đêm rước đèn luôn là ký ức lung linh tuổi ấu thơ. Tất nhiên, đêm rằm ấy cũng không thể thiếu sự xuất hiện của...

Bài viết Nhân hội trăng rằm nghe kể chuyện bánh trung thu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Ngày còn bé, cứ mỗi lần sắp đến tết trung thu là tim mình lại nhộn nhịp. Đèn lồng đỏ và các quầy bánh tưng bừng khắp các con phố. Đêm rước đèn luôn là ký ức lung linh tuổi ấu thơ.

Tất nhiên, đêm rằm ấy cũng không thể thiếu sự xuất hiện của bánh trung thu. Món bánh ngày lễ hội này và cả chiếc hộp đi kèm ngày một kỳ công và tinh xảo hơn. Nhân hôm nay vui ca, chúng mình cùng nghe kể chuyện vừa thưởng bánh, uống trà đón trăng tròn nhé!

Tìm về nguồn gốc

Tết Trung thu rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, tức giữa độ thu sang. Trăng tròn được coi là biểu tượng của sự đoàn tụ, vì vậy tết trung thu còn được gọi là tết đoàn viên. Ngày lễ này khá phổ biến ở một số quốc gia Đông và Đông Nam Á.

Vẫn chưa rõ nguồn gốc tết Trung thu là ảnh hưởng của Trung Hoa hay xuất phát từ nền văn minh lúa nước của người Việt cổ. Hình ảnh mô tả Trung thu đã xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ. Đây cũng được coi là lễ hội đánh dấu sự kết thúc mùa vụ, người nông dân được thảnh thơi và vui chơi.

Tại Trung Quốc, lễ hội này được khai sinh cách đây hơn 2.000 năm như một lễ kỷ niệm mùa thu, nhằm tạ ơn các vị thần. Nhiều học giả cho rằng tết Trung thu xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Tống, bắt nguồn từ truyền thống thờ mặt trăng, ngày 15 tháng 8 được chỉ định là ngày trung thu.

Bánh trung thu ban đầu có nguồn gốc từ thời nhà Đường. Trong lễ hội ăn mừng ngày khải hoàn tại thành Trường An, Đường Cao Tổ Lý Uyên đã chỉ vào mặt trăng với chiếc bánh tròn trên tay và ra lệnh chia bánh chiêu đãi cho các tướng sĩ. Từ đó, hình thành phong tục ăn bánh trong Tết Trung thu.

Bánh trung thu đóng một vai trò quan trọng trong việc giải phóng Trung Quốc (1206–1341 CN) khỏi người Mông Cổ vào thế kỷ 14. Thủ lĩnh phiến quân Chu Nguyên Chương muốn thống nhất các nhóm quân khác nhau để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, nhưng quan lại và binh lính triều đình phòng vệ và quản lý cực kỳ chặt chẽ, rất khó để tin tức được truyền đi.

Quân sư Lưu Bá Ôn đã nghĩ ra một mưu kế, lệnh cho thuộc hạ giấu những thông điệp có ghi “tấn công đêm 15 tháng 8” trong bánh, rồi cử người giao cho nghĩa quân ở các nơi. Ngày ấy, tất cả các nhóm đồng loạt hưởng ứng, quân khởi nghĩa như lửa đốt thảo nguyên. Sau khi chiếm được kinh đô của nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương mừng rỡ ban lệnh:

Vào Tết Trung thu năm sau, tất cả binh lính và dân chúng sẽ cùng nhau vui chơi, và những chiếc “bánh trung thu” (nguyệt bính “月饼” – bánh mặt trăng) sẽ được thưởng cho các tướng lĩnh.

Kể từ đó, việc sản xuất bánh trung thu ngày càng cầu kỳ hơn, đa dạng chủng loại hơn, có loại to như cái đĩa, dùng làm quà biếu.

Ở Việt Nam

Bánh trung thu tại Việt Nam chủ yếu có bánh nướng, bánh dẻo và bánh pía. Bánh có hình vuông, tròn hoặc động vật. Bánh nướng chịu ảnh hưởng từ bánh trung thu Quảng Đông.

Vỏ ngoài mỏng làm bằng bột mì. Họa tiết tinh xảo hình hoa lá, chữ nổi, nhân thập cẩm (mứt bí, lạp xưởng, hạt dưa, trứng muối…) hoặc nhân đậu, khoai môn…

Bánh dẻo đơn giản hơn với lớp vỏ dẻo, trắng tinh làm từ bột nếp rang chín, thơm hương hoa bưởi, nhân ngọt ngào. Bánh có thể ăn ngay do đã chín sẵn.

Bánh pía là bánh trung thu của người Triều Châu. Vào cuối thế kỷ 17, một làn sóng những người theo chủ nghĩa bảo hoàng nhà Minh từ miền nam Trung Quốc tìm nơi ẩn náu ở các tỉnh miền Nam Việt Nam sau khi nhà Minh bị người Mãn Châu lật đổ. Họ được chia làm ba nhóm. Nhóm thứ ba gồm những cư dân ven biển phía nam Trung Quốc như: Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông và Hải Nam.

Người Triều Châu đã mang bánh pía đến Sóc Trăng. Nổi tiếng nhất là bánh pía Vũng Thơm, có 2 vị phổ biến nhất là nhân đậu hoặc khoai cau. Từ pía có gốc từ tiếng Triều Châu “pi-é”, theo Hán Việt là bánh.

Làng Thượng Cung ở Thường Tín, Hà Nội năm xưa có truyền thống làm khuôn bánh bằng gỗ. Nhưng thời đại thay đổi, khuôn nhựa với mẫu mã đa dạng, tiện lợi xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều người bỏ nghề chuyển sang tạc tượng để kiếm sống. Chỉ số ít duy trì cái nghề tỉ mỉ, khó nhọc này.

Để làm khuôn phải chọn gỗ xà cừ, gỗ thị. Sau khi xẻ, phôi được kẻ mực, ngâm mỡ rồi mới đục. Khuôn có mùi thơm dịu tự nhiên. Nếu giữ gìn cẩn thận, khuôn gỗ có thể dùng được hàng chục năm. Mình có biết một chị làm bánh trung thu vẫn khen khuôn gỗ. Chị nói: “Khuôn gỗ đỉnh nhất, mỗi tội đóng đóng đập đập cực quá xá.” :))

Khám phá bánh trung thu ở các nước khác

Trung Quốc

Trên khắp Trung Hoa, bánh trung thu thay đổi tùy theo văn hóa và nếp ẩm thực ẩm thực địa phương. Các biến thể phổ biến nhất bao gồm:

✭ Bánh trung thu kiểu Quảng Đông

Các nguyên liệu thường dùng rất đa dạng: có hạt sen, hạt dưa, chà bông, thịt gà, vịt, thịt heo quay, nấm, các loại quả hạch, lòng đỏ… Phiên bản cầu kỳ hơn có bốn lòng đỏ trứng, tượng trưng cho bốn giai đoạn của mặt trăng. Bánh kiểu Quảng Đông có vị ngọt thanh.

✭ Bánh trung thu kiểu Bắc Kinh

Ảnh Tom Wang

Đây là món ăn nhẹ yêu thích của Từ Hi thái hậu. Vỏ ngoài của chiếc bánh sẽ bong ra như lông ngỗng khi bị va chạm. Vậy nên, bà đặt tên cho nó là bánh fan mao.

Nhân bánh được bọc bởi hai lớp. Lớp ngoài cùng làm bằng nước, dầu, bột mì, bột sữa. Lớp thứ hai có dầu và bột mì. Quá trình chế biến tinh tế khiến phần vỏ tan trong miệng. Nhân bánh gồm đậu đỏ, các loại hạt và trái cây.

✭ Bánh trung thu kiểu Tô Châu

Ảnh@lovepik

Bánh trung thu kiểu Tô Châu là đặc trưng của vùng châu thổ sông Dương Tử quanh Thượng Hải. Xuất hiện cách đây hơn nghìn năm, món này nổi tiếng khắp Trung Quốc nhờ các lớp bánh ngọt xốp do được chiên lên, nhiều đường và mỡ heo. Bánh có cả loại ngọt và mặn.

✭Bánh trung thu kiểu Triều Châu

Bánh Triều Châu. Ảnh: Instagram@jeannietay

Bánh Triều Châu truyền thống có lớp vỏ mỏng làm từ mỡ lợn, bột mì, nhân đậu xanh hoặc đậu đỏ dày.

Nó có một biến thể lớn hơn, dẹt hơn, được làm từ bột mì, vỏ quýt, đường, bột ngũ vị hương và rắc mè phủ lên.

✭ Bánh trung thu kiểu Vân Nam

Vùng này có hai loại bánh trung thu nổi tiếng nhất:

  • Bánh nhân thịt nguội thái hạt lựu và mật ong. Vị mặn và ngọt hòa quyện.
  • Bánh nhân hoa dùng hoa hồng tươi hoặc các loại hoa ăn được khác.

Hàn Quốc

Trung thu (Chuseok) là ngày lễ quan trọng của người Hàn. Bánh songpyeon (송편) là món nhất định phải có trong dịp này.

Ảnh Canva

Những chiếc bánh gạo nhỏ hình nửa mặt trăng được nhồi nhân ngọt như hạt mè và hấp theo cách truyền thống trên lớp lá thông. Cái tên songpyeon bắt nguồn từ việc sử dụng lá thông, chữ “song” trong “songpyeon” có nghĩa là cây thông.

Nhật Bản

Không giống như một số nước đồng văn (*) khác, người Nhật ngày nay không quá coi trọng tết Trung thu. Nước này có một ngày lễ mùa thu tương đương gọi là Tsukimi (月 見) (thưởng nguyệt) được tổ chức để mừng mùa thu hoạch. Theo truyền thống, mọi người sẽ ngắm trăng rằm, ngâm thơ, uống rượu sake, bài trí cỏ susuki và các món đặc trưng của mùa thu để cúng mặt trăng.

Bánh gạo tsukimi dango sẽ được ăn vào dịp này. Những chiếc bánh tròn tượng trưng cho mặt trăng. Ăn tsukimi-dango được cho là sẽ mang lại sức khỏe và hạnh phúc.

Ảnh Canva

Theo phong tục, người ta sẽ bày 15 chiếc bánh để ứng với đêm rằm, trong khi một truyền thống khác chỉ xếp 12 chiếc, một chiếc cho mỗi tháng.

Các sản vật khác của mùa thu cũng được lựa chọn như đậu nành edamame, hạt dẻ, bí ngô, khoai môn, khoai lang, hoặc mì soba, udon với trứng sống, rong nori.

Vậy là chuyến du hành rằm trung thu qua một số quốc gia châu Á đã kết thúc. Hi vọng sẽ nhận được góp ý tích cực từ bạn và không ai bị mệt vì dài :)))

Với mình niềm vui ngày trung thu là một món quà quý giá. Đến tận những năm tuổi 20, trung thu và giáng sinh là hai ngày lễ mình háo hức nhất năm. Kỷ niệm thuở nhỏ mang theo niềm hân hoan trong tim đến tận tuổi trưởng thành.

Vậy nên, mình mong tất cả những bạn nhỏ sẽ luôn có lễ trung thu lấp lánh niềm vui. Và bạn, dù bạn đang ở đâu, mong trái tim bạn sẽ thật ấm áp trong đêm trăng này. Thử nhấc ghế ra hàng hiên, nhấp trà, nhâm nhi chút bánh, tận hưởng những phút giây thư thái của tiết thu. Nếu thích bài viết này, bạn hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé. Trung thu hạnh phúc, bạn mến ♡

(*) Đồng văn Trung Hoa: các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

Bài viết Nhân hội trăng rằm nghe kể chuyện bánh trung thu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/ke-chuyen-banh-trung-thu-443/feed/ 0 443
Vì sao bé trớ sữa? Khi nào là bình thường, khi nào cần đến bác sĩ? https://mycozytreehouse.com/be-bi-tro-sua-399/ https://mycozytreehouse.com/be-bi-tro-sua-399/#respond Sat, 30 Jul 2022 06:35:48 +0000 https://mycozytreehouse.com/?p=399 Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, nhất là với những bạn lần đầu làm ba mẹ rất dễ gặp nhiều hoang mang. Trớ sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Mình còn nhớ đã rất lo lắng khi con nôn trớ vào khoảng một tháng tuổi. Vậy nên, bài viết này...

Bài viết Vì sao bé trớ sữa? Khi nào là bình thường, khi nào cần đến bác sĩ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, nhất là với những bạn lần đầu làm ba mẹ rất dễ gặp nhiều hoang mang. Trớ sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Mình còn nhớ đã rất lo lắng khi con nôn trớ vào khoảng một tháng tuổi. Vậy nên, bài viết này là để cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng một ít trải nghiệm cá nhân được chia sẻ ở cuối bài.

Vì sao bé trớ sữa?

Có một vòng cơ giữa dạ dày và thực quản được gọi là cơ vòng thực quản dưới. Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, cơ này không phát triển như ở người lớn và trẻ lớn hơn, khiến bé dễ bị trào sữa ra khỏi dạ dày. Bản thân chất lỏng cũng dễ trào ra hơn thực phẩm dạng rắn.

Khi bú, bé có thể sẽ nuốt một ít không khí cùng với sữa. Khi lượng khí này thoát ra ngoài, chất lỏng cũng có thể trào lên theo. Đồng thời, dạ dày của bé vốn cũng rất nhỏ và thường mau chóng được lấp đầy, khi dạ dày đầy, sữa cũng sẽ dễ tràn ngoài.

Cha mẹ thường có cảm giác bé trớ ra nhiều hơn so với thực tế. Vì chất lỏng có thể lan ra, bạn hãy thử đổ một muỗng nước lên mặt bàn, nó sẽ trông như nhiều hơn so với thực tế.

Dịch nôn của bé bị vón lại có sao không?

Chế độ ăn của bé dưới 1 tuổi chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé trớ ra ngay sau khi bú, sữa sẽ trông vẫn bình thường, nhưng nếu sữa đã nằm 1 thời gian trong dạ dày và tiếp xúc với acid, sữa sẽ bị vón lại. Việc này không phải điều gì quá đáng ngại.

Sữa chảy ra từ mũi có bất thường không?

Mũi của trẻ cũng như người lớn được nối với sau họng, sữa hoàn toàn có thể trớ ra từ đường mũi, đây không phải hiện tượng quá kỳ lạ. Tình trạng này dễ xảy ra hơn khi bé ngậm miệng hoặc nghiêng đầu, khi quá trình nuốt gặp trở ngại như nấc, ho, hắt hơi.

Phương pháp để giảm thiểu tình trạng trớ sữa

Nếu bé bạn thường xuyên trớ sữa, bạn có thể thử một số cách sau để giảm bớt tình trạng này:

Khi cho bú nên để trẻ ở tư thế đầu ngực bụng thẳng hàng. Không nên cho bé ngồi cong lưng.

Cho bé bú trong môi trường yên tĩnh: giảm thiểu tiếng ồn và các yếu tố gây xao nhãng khác, không để trẻ quá đói trước khi cho bú. Nếu bé mất tập trung hoặc bú trong vội vã (vì đói), bé sẽ dễ nuốt nhiều không khí hơn.

Kiểm tra núm vú bình sữa: nếu trẻ uống sữa công thức hoặc sữa mẹ từ bình, bạn cần đảm bảo lỗ trên núm vú không quá nhỏ sẽ làm trẻ khó chịu và nuốt phải không khí. Nếu lỗ quá lớn, bé sẽ nôn và ọe vì chất lỏng sẽ chảy vào quá nhanh.

Thường xuyên cho bé ợ hơi: nếu trẻ tự tạm dừng một lúc trong khi bú, bạn có thể tận dụng cơ hội cho bé ợ hơi trước khi ăn thêm. Khi đó, nếu có không khí lọt vào, nó sẽ bay lên trước khi lượng sữa tiếp theo được đưa xuống. Nếu bé không ợ hơi ngay sau lúc đó, bạn cũng đừng lo lắng. Bạn có thể vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú xong.

Giảm áp suất xuống bụng: Ba mẹ cần đảm bảo quần áo và tã của trẻ không quá chật, cũng không nên để bụng của trẻ qua vai của bạn khi cho trẻ ợ hơi. Tránh đi ô tô ngay sau khi cho trẻ bú vì việc ngả lưng trên ghế ô tô cũng có thể gây áp lực lên dạ dày của bé.

Hạn chế hoạt động sau khi cho bú: đừng để trẻ dịch chuyển quá nhiều sau khi ăn, cố gắng giữ trẻ ở tư thế thẳng trong nửa giờ hoặc lâu hơn sau cữ bú.

Đừng cho bú quá nhiều: nếu bé trớ sữa hơi nhiều sau mỗi lần bú, có thể bé đã bú quá no. Bạn có thể thử cho trẻ bú lượng sữa công thức ít hơn một chút hoặc cho bé bú sữa mẹ trong thời gian ngắn hơn và xem bé có hài lòng không? (trẻ có thể bú ít lượng sữa ít hơn trong một cữ nhưng cần ăn thường xuyên hơn.)

Kiểm tra công thức của sữa. Bạn nên nhờ tư vấn từ bác sĩ nhi khoa xem bé có thể gặp phải trường hợp không dung nạp protein sữa hoặc protein đậu nành dẫn tới ọc sữa không? Nếu có, bác sĩ có thể đề nghị thử một loại sữa công thức thủy phân (không gây dị ứng) trong một hoặc hai tuần.

Nếu bạn đang cho bé bú, bạn có thể thử thay đổi chế độ ăn mới xem có cải thiện tình trạng nôn trớ không? Một số bà mẹ nhận thấy việc loại bỏ sữa khỏi thực đơn có thể làm giảm tình trạng trẻ bị ọc sữa.

Khi nào trẻ hết trớ sữa?

Hầu hết trẻ nhỏ ngừng trớ vào khoảng 6 đến 7 tháng tuổi hoặc sau khi bé biết ngồi. Khi hệ cơ phát triển và khỏe hơn, bé có thể giữ thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, một số bé vẫn tiếp tục trớ cho đến một tuổi.

Khi nào cần lưu tâm đến việc trớ sữa?

Hầu hết các trường hợp trớ sữa không có gì đáng lo miễn là bé vẫn vui vẻ và tăng cân. Trẻ nôn trớ nhiều đến mức không tăng đủ cân hoặc khó thở có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trớ sữa khác với nôn ói mạnh. Bạn cần mang bé khám bác sĩ nếu phát hiện một trong các dấu hiệu sau:

  • Có máu trong dịch nôn của bé.
  • Dịch nôn của bé có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
  • Dịch nôn của bé trông giống như bã cà phê.
  • Bé không chịu ăn.
  • Bé đột nhiên nôn trớ sau sáu tháng tuổi.
  • Có máu trong phân của bé.
  • Bé ngừng tăng cân.
  • Bé ho dai dẳng hoặc khó thở.
  • Bé có vẻ lờ đờ.
  • Số lượng tã ướt giảm đột ngột.
  • Bé nôn thành vòi phun mạnh ra.

Một số chia sẻ với ba mẹ

Trẻ mới sinh thường hành động theo bản năng, bé rất thích bú mút. Bé của mình là trường hợp bú rất nhiều, đói no gì cũng bú. Khi làm mẹ, mình chưa biết gì nhiều, bé mình sau khi trớ sữa 1-2 lần thì nôn thành vòi (cái này thì không còn chỉ là trớ ít nữa) vào khoảng 1 tháng tuổi.

Mình mang bé đi khám ở một bệnh viện tư nơi mình sinh bé. Vì bé tăng cân rất tốt (mặc dù nôn trớ khá nhiều), bác sĩ có nói là do bú no quá, đến 6 tháng thì hết.

Lúc viết bài này, mình có nhắn bạn mình là bác sĩ ở bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ về hướng xử trí nôn trớ ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Bạn mình bảo chủ yếu là hướng dẫn cách cho bú và xử lý sau bú đúng cách, thêm men vi sinh.

Sau này nhìn lại, mình nhận ra là mình cho con bú không phân biệt đói no. Thật ra, lúc đó tâm lý mình khá bất thường, mình sợ con đói, cũng không biết khi nào cần cho bú khi nào không. Mình cho con bú cực kỳ nhiều và có lẽ cũng là nhiều sữa đầu (có hàm lượng lactose cao) nên bé cũng sẽ dễ đầy hơi. Tâm lý sợ hãi con đói này của mình vô tình biến thành cho con bú quá nhiều có lẽ đến mức quá tải, cũng là một trong nhưng nguyên nhân khiến tình trạng nôn trớ nặng thêm.

Nuôi con là một hành trình dài cần phải học hỏi rất nhiều, mình sẽ tiếp tục chia sẻ thêm thông tin về cách ăn uống của mẹ cho con bú cũng như chăm sóc cho mẹ sau sinh sớm phục hồi. Bạn đăng ký Bản tin Sức khỏe Gia đình để nhận bài mới gửi đến hộp thư nhé.

Nguồn tham khảo

  • https://www.babycenter.com/baby/newborn-baby/why-babies-spit-up_1765
  • https://www.webmd.com/baby/why-is-a-baby-spitting-up-curdled-milk
  • Nguồn ảnh: Canva

Miễn trừ trách nhiệm: bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thể thay thế cho trị liệu y tế từ bác sĩ nhi khoa trực tiếp thăm khám cho trẻ.

Bài viết Vì sao bé trớ sữa? Khi nào là bình thường, khi nào cần đến bác sĩ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày My cozy tree house.

]]>
https://mycozytreehouse.com/be-bi-tro-sua-399/feed/ 0 399